Tổng Giám Đốc Tổng Công Ty Viễn Thông Viettel

Tổng Giám Đốc Tổng Công Ty Viễn Thông Viettel

Tổng Công ty Viễn thông Viettel (Viettel Telecom) là công ty trực thuộc Tập đoàn Công nghiệp – Viễn thông Quân đội được thành lập ngày 5 tháng 4 năm 2007[1], trên cơ sở sáp nhập các Công ty Internet Viettel, Điện thoại cố định Viettel và Điện thoại di động Viettel.

Tổng Công ty Viễn thông Viettel (Viettel Telecom) là công ty trực thuộc Tập đoàn Công nghiệp – Viễn thông Quân đội được thành lập ngày 5 tháng 4 năm 2007[1], trên cơ sở sáp nhập các Công ty Internet Viettel, Điện thoại cố định Viettel và Điện thoại di động Viettel.

Lịch sử hình thành và phát triển

Năm 1989, thành lập Công ty Điện tử thiết bị thông tin, là tiền thân của Tổng Công ty Viễn thông Quân đội (Viettel)[2][3].

Năm 1995, đổi tên Công ty Điện tử thiết bị thông tin thành Công ty Điện tử Viễn thông Quân đội[4] (tên giao dịch là Viettel) chính thức trở thành nhà cung cấp dịch vụ viễn thông thứ hai tại Việt Nam.[2]

Năm 2000, Viettel được cấp giấy phép cung cấp thử nghiệm dịch vụ điện thoại đường dài sử dụng công nghệ VoIP tuyến Hà Nội – Hồ Chí Minh với thương hiệu 178 và đã triển khai thành công.[2]

Năm 2003, Viettel bắt đầu đầu tư vào những dịch vụ viễn thông cơ bản, lắp đặt tổng đài đưa dịch vụ điện thoại cố định vào hoạt động kinh doanh trên thị trường.[3] Viettel cũng thực hiện phổ cập điện thoại cố định tới tất cả các vùng miền trong cả nước với chất lượng phục vụ ngày càng cao.[4]

Ngày 15 tháng 10 năm 2004, mạng di động 098 chính thức đi vào hoạt động đánh dấu một bước ngoặt trong sự phát triển của Viettel Mobile và Viettel.[3]

Ngày 2 tháng 3, năm 2005, Tổng Công ty Viễn thông quân đội theo quyết định của Thủ tướng Phan Văn Khải và ngày 6 tháng 4 năm 2004, theo quyết định 45/2005/BQP của Bộ Quốc phòng Việt Nam[4] thành lập Tổng Công ty Viễn thông quân đội[3].

Ngày 5 tháng 4 năm 2007, Công ty Viễn thông Viettel (Viettel Telecom) trực thuộc Tổng Công ty Viễn thông Quân đội Viettel được thành lập, trên cơ sở sáp nhập các Công ty Internet Viettel, Điện thoại cố định Viettel và Điện thoại di động Viettel[2].

Đến nay, Viettel Telecom được cho là đã ghi được những dấu ấn quan trọng và một vị thế lớn trên thị trường cũng như trong sự lựa chọn của khách hàng:

Trung tâm Kinh doanh VAS Viettel (VAS-Viettel) được thành lập từ năm 2006, là đơn vị triển khai kinh doanh dịch vụ giá trị gia tăng của Công ty Viễn thông Viettel, với những dịch vụ Vas đầu tiền: GPRS, MCA (misscall: cuộc gọi lỡ), Pay 199, đầu số ngắn 6x, 8x và dịch vụ 1900….. góp phần vào sự phát triển của Công ty Viễn thông Viettel. Đến năm 2012, trung tâm Vas đã cung cấp chính thức 40 dịch vụ, doanh thu kế hoạch 8.000 tỷ đồng.

Năm 2006, các dịch vụ như GPRS, MCA, pay 199, đầu số ngắn 6x, 8x và dịch vụ 1900... ra đời được cho là đã đánh dấu bước ngoặt lớn cho sự hình thành phát triển của trung tâm. Năm 2007, cung cấp thêm các dịch vụ như nhạc chuông chờ Imuzik, ứng tiền, đọc báo online...

Năm 2008, cung cấp dịch vụ Imail, call blocking, Ishare.Đến năm 2009 các dịch vụ như Game Portal, DailyExpress, websurf, các dịch vụ trên 3 G như Mstore, Vmail, mobile TV / VOD, music 3G, game online... được ra đời đánh dấu thêm một giai đoạn mới cho trung tâm Vas.

Giai đoạn từ năm 2010 đến năm 2011 triển khai các dịch vụ Icomic, chat 1338, talk sms, Ilive, AMS, bulksms, sms plus, Voice blogging (bubly), calling signature... đặc biệt đến năm 2012 cung cấp thêm các dịch vụ mới như Isign, Alome, Imap, zozo, magic voice, busy sms, voice emotion...

Tổng đài 106x là hệ thống tổng đài của Tập đoàn Viễn thông Quân đội được thành lập vào ngày 1 tháng 12 năm 2010, kinh doanh trong lĩnh vực viễn thông với các sản phẩm cung cấp những thông tin về tình hình kinh tế-xã hội trong phạm vi Việt Nam. Ngoài việc được hỗ trợ thông tin từ các Bộ, ban, ngành Trung ương và địa phương, Viettel còn ký hợp đồng với các doanh nghiệp hoạt động trong nhiều lĩnh vực cung cấp thông tin cho khách hàng[13].

Đây được cho là một hình thức dịch vụ mới mẻ. Nguyễn Lân Dũng cho rằng "việc ra đời các đơn vị tư vấn có uy tín để giải đáp cho người dân là rất cần thiết và đáng khích lệ. Doanh nghiệp cần chú trọng vào chất lượng tư vấn thì mới khiến cho khách hàng tin tưởng, từ đó phát triển được dịch vụ".[14]

Gói cước internet tốc độ cao lên tới 120Mbps, dành cho cá nhân và gia đình 3-5 người sử dụng. Điểm nổi bật khi đăng ký gói cước này, khách hàng được trang bị thêm 02 thiết bị Wifi Mesh.

Ngày 2-11, Đại tướng Phan Văn Giang, Ủy viên Bộ Chính trị, Phó bí thư Quân ủy Trung ương, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng đã trao Quyết định số 420/QĐĐ-BQP và Quyết định số 468/QĐĐ-BQP ngày 1-11-2024 về việc bổ nhiệm Thượng tá Cao Anh Sơn và Trung tá Nguyễn Đạt giữ chức vụ Phó tổng giám đốc Tập đoàn Công nghiệp - Viễn thông Quân đội (Viettel).

Trước đó, ban lãnh đạo Viettel gồm: Thiếu tướng Tào Đức Thắng, Chủ tịch kiêm Tổng giám đốc Tập đoàn; Thiếu tướng Nguyễn Đình Chiến, Bí thư Đảng uỷ, Phó Tổng giám đốc; các Phó tổng giám đốc: Thiếu tướng Đỗ Minh Phương, Đại tá Đào Xuân Vũ.

Thượng tá Cao Anh Sơn sinh năm 1975, bắt đầu làm việc tại Viettel từ năm 2000 ở vị trí kỹ sư phòng kỹ thuật. Trong 24 năm gắn bó, đồng chí Sơn đã trải qua nhiều vị trí quan trọng như: Trưởng phòng Tính cước, Giám đốc Trung tâm Kinh doanh Quốc tế của Tổng công ty Viễn thông Viettel, Phó trưởng ban Công nghệ Thông tin Tập đoàn, Phó tổng giám đốc Tổng công ty cổ phần Đầu tư Quốc tế Viettel (VTG), Tổng giám đốc Công ty Viettel Star Telecom (Unitel). Trước khi được bổ nhiệm, đồng chí Sơn là Tổng giám đốc Tổng công ty Viễn thông Viettel (Viettel Telecom).

Trung tá Nguyễn Đạt sinh năm 1981, bắt đầu làm việc tại Viettel từ năm 2008, qua nhiều vị trí, từ nhân sự về quản trị hệ thống đến cán bộ quản lý, giữ các chức vụ quan trọng. Đồng chí Đạt đã 2 lần giữ chức vụ Trưởng ban Kỹ thuật Tập đoàn, hai lần đảm nhiệm vị trí người đứng đầu Tổng công ty Mạng lưới Viettel (VTNet). Đồng chí cũng từng giữ chức vụ Tổng giám đốc Movitel (Viettel Mozambique) và Tổng giám đốc Tổng công ty cổ phần Đầu tư quốc tế (VTG). Trước khi được bổ nhiệm Phó tổng giám đốc Tập đoàn Viettel, đồng chí Đạt là là Tổng giám đốc Tổng công ty Mạng lưới Viettel.

* Mời bạn đọc vào chuyên mục Kinh tế xem các tin, bài liên quan.

Ngày 1-11, Tổng công ty Viễn thông Viettel (Viettel Telecom) cho biết, sau 15 ngày chính thức ra mắt công nghệ mới 5G, Viettel đã có 3 triệu người dùng.

Trung tâm dịch vụ dữ liệu và trí tuệ nhân tạo Viettel (Viettel AI) (đơn vị thành viên thuộc Tập đoàn Công nghiệp – Viễn thông Quân đội - Viettel) đã ký Biên bản Ghi nhớ (MoU) với Presight, công ty phân tích dữ liệu lớn và trí tuệ nhân tạo (AI) tạo sinh hàng đầu của Các tiểu Vương quốc Ả rập Thống nhất (UAE).

Ngày 28-10, Tập đoàn Công nghiệp - Viễn thông Quân đội (Viettel) cho biết, đội ngũ an ninh mạng Viettel (Viettel Cyber Security - VCS) vừa giành ngôi vô địch tại cuộc thi Pwn2Own 2024 được tổ chức tại Ireland. Đây là lần thứ hai liên tiếp đội ngũ an ninh mạng Viettel vô địch Pwn2Own.

Ngày 15-10, tại Hà Nội, Tập đoàn Công nghiệp - Viễn thông Quân đội (Viettel) chính thức khai trương mạng di động 5G. Đây là sự kiện kỷ niệm 20 năm chính thức kinh doanh dịch vụ di động của Viettel và chào mừng 80 năm Ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam (22-12-1944 / 22-12-2024). Tham dự sự kiện có Thượng tướng Phạm Hoài Nam, Ủy viên Trung ương Đảng, Thứ trưởng Bộ Quốc phòng.

(Thanh tra) - Sáng 2/11, tại Văn phòng Quân ủy Trung ương, Đại tướng Phan Văn Giang, Ủy viên Bộ Chính trị, Phó Bí thư Quân ủy Trung ương, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng đã trao Quyết định số 420/QĐĐ-BQP và Quyết định số 468/QĐĐ-BQP ngày 1/11/2024 về việc bổ nhiệm cán bộ cho Thượng tá Cao Anh Sơn và Trung tá Nguyễn Đạt giữ chức vụ Phó Tổng Giám đốc Tập đoàn Công nghiệp - Viễn thông Quân đội (Viettel).

Trước đó, ban lãnh đạo Viettel gồm Chủ tịch kiêm Tổng Giám đốc Tập đoàn - Thiếu tướng Tào Đức Thắng; Bí thư Đảng uỷ, Phó Tổng Giám đốc - Thiếu tướng Nguyễn Đình Chiến; các Phó Tổng Giám đốc: Thiếu tướng Đỗ Minh Phương, Đại tá Đào Xuân Vũ.

Thượng tá Cao Anh Sơn sinh năm 1975, bắt đầu làm việc tại Viettel từ năm 2000 ở vị trí kỹ sư Phòng Kỹ thuật.

Trong 24 năm gắn bó, ông Sơn đã trải qua nhiều vị trí quan trọng như Trưởng phòng Tính cước,  Giám đốc Trung tâm Kinh doanh Quốc tế của Tổng Công ty Viễn thông Viettel, Phó Trưởng ban Công nghệ Thông tin Tập đoàn, Phó Tổng Giám đốc Tổng Công ty Cổ phần Đầu tư Quốc tế Viettel (VTG), Tổng Giám đốc Công ty Viettel Star Telecom (Unitel).

Trước khi được bổ nhiệm, ông Sơn là Tổng Giám đốc Tổng Công ty Viễn thông Viettel (VTT).

Trung tá Nguyễn Đạt sinh năm 1981, hiện là thành viên trẻ nhất trong Ban Tổng Giám đốc Tập đoàn.

Ông Đạt gia nhập Viettel từ năm 2008, kinh qua nhiều vị trí, từ nhân sự về quản trị hệ thống đến cán bộ quản lý, giữ các chức vụ quan trọng.

Ông Đạt đã 2 lần giữ chức vụ Trưởng ban Kỹ thuật Tập đoàn, 2 lần đảm nhiệm vị trí người đứng đầu Tổng Công ty Mạng lưới Viettel (VTNet).

Ông Đạt cũng từng giữ chức vụ Tổng Giám đốc Movitel (Viettel Mozambique) và Tổng Giám đốc Tổng Công ty Cổ phần Đầu tư quốc tế (VTG).

Ông Đạt là Tổng Giám đốc Tổng Công ty Mạng lưới trước khi được bổ nhiệm Phó Tổng Giám đốc Tập đoàn Viettel.