Theo quy định, việc đánh giá hồ sơ dự thầu phải căn cứ vào tiêu chuẩn đánh giá hồ sơ dự thầu và các yêu cầu khác trong hồ sơ mời thầu, căn cứ vào hồ sơ dự thầu đã nộp, các tài liệu giải thích, làm rõ hồ sơ dự thầu của nhà thầu để bảo đảm lựa chọn được nhà thầu có đủ năng lực và kinh nghiệm, có giải pháp khả thi để thực hiện gói thầu.
Theo quy định, việc đánh giá hồ sơ dự thầu phải căn cứ vào tiêu chuẩn đánh giá hồ sơ dự thầu và các yêu cầu khác trong hồ sơ mời thầu, căn cứ vào hồ sơ dự thầu đã nộp, các tài liệu giải thích, làm rõ hồ sơ dự thầu của nhà thầu để bảo đảm lựa chọn được nhà thầu có đủ năng lực và kinh nghiệm, có giải pháp khả thi để thực hiện gói thầu.
Trong xã hội hiện đại, việc bố mẹ Việt nam đầu tư cho con theo học tại các trường quốc tế đã không còn xa lạ gì với nhiều người. Điều này cũng khá giống với các phụ huynh tại Trung Quốc, họ cũng cho con theo học tại trường quốc tế và ở đây, trẻ sẽ học bằng đồng thời cả hai ngôn ngữ là tiếng Trung và tiếng Anh. Các giáo viên ở trường quốc tế ở đây bao gồm cả giáo viên Trung Quốc và giáo viên nước ngoài. Họ có thể dạy đồng thời cả 2 ngôn ngữ cùng một lúc đó là tiếng Trung và tiếng Anh.
Rất nhiều bố mẹ Trung Quốc cho con theo học trường quốc tế
Mỗi lớp học sẽ có 1 giáo viên chỉ nói tiếng Trung và 1 giáo viên chỉ nói Tiếng Anh, họ sẽ cùng dạy một lúc và cùng dạy một môn học nào đó bằng cả tiếng Trung và tiếng Anh. Sau đó, tất cả học sinh đều nghe cả hai ngôn ngữ một lúc như vậy hàng ngày. Cách dạy này của họ được nhiều phụ huynh đồng tình và hưởng ứng bởi trẻ sẽ được tiếp thu kiến thức thông qua hai ngôn ngữ khác nhau nên sẽ giúp các bé có cơ hội phát triển khả năng ngôn ngữ của mình.
Người Trung quốc cũng sử dụng dịch vụ trông trẻ nhiều như ở Việt Nam, thay vì gọi là “osin” hay “người giúp việc”, họ gọi những người trông trẻ này là “ayi” có nghĩa là “cô, dì” trong tiếng Trung Quốc. Họ cũng luôn được chào đón trong các gia đình ở Trung Quốc, bởi các “ayi” đều rất thân thiện và nhiệt tình, luôn gần gũi như một thành viên trong gia đình.
Dịch vụ trông trẻ cũng rất phát triển ở Trung Quốc
Các ông bố bà mẹ ở Trung Quốc cũng rất tin tưởng và yên tâm khi giao con cái cho các “ayi” chăm sóc bởi họ nghĩ thật tuyệt vời khi có ai đó đủ tin cậy để chăm lo con cái thay cho mình. Họ chia sẻ rằng “mỗi khi đi ra ngoài, chúng tôi đều rất yên tâm bởi các con đã có người trông nom cẩn thận.”
Có thể thấy, ở cả Việt Nam và Trung Quốc, mùa đông thời tiết lạnh, trẻ em được bố mẹ giữ ấm cho bằng rất nhiều lớp quần áo dày cộm, để đảm bảo rằng mỗi khi trời lạnh, con sẽ không bị rét và mắc những bệnh thường gặp khi trời lạnh, như cảm cúm, ốm, sốt, ho... Hình ảnh những em bé Việt và cả Trung vào những ngày mùa đông trông như những con gấu nhỏ đang di chuyển bởi bố mẹ mặc cho rất nhiều quần áo.
Trẻ em Trung Quốc và Việt Nam được giữ ấm bằng nhiều lớp quần áo dày
Khác với điều này ở nước ngoài, nhất là các nước châu Âu, mùa đông nhiệt độ còn thấp hơn nhưng trẻ em được bố mẹ mặc cho quần áo đủ dày và ấm. Còn những ngày thời tiết không quá lạnh, họ vẫn mặc những lớp quần áo dày vừa phải để có thể thoải mái vận động và vui chơi.
Trong khi ở Việt Nam, mỗi gia đình chỉ được có tối đa 2 con, và điều này đã được quy định và thực hiện trong nhiều năm nay. Còn ở Trung Quốc, mỗi gia đình được quy định chỉ được phép sinh 1 con. Điều này đã được biết đến ở Trung Quốc từ lâu với quy định khắt khe mỗi gia đình chỉ được phép có 1 con và nếu gia đình nào có nhiều hơn sẽ phải chấp nhận bị phạt và chịu rất nhiều điều khổ sở cùng với bị mọi người kì thị.
Chính sách ở Trung Quốc yêu cầu mỗi gia đình chỉ có 1 con
Chính vì vậy, khi chỉ có duy nhất một đứa con, thường các phụ huynh rất cưng chiều con mình đồng thời đứa trẻ nào cũng được coi là “hoàng tử bé” và “công chúa nhỏ” trong gia đình, và mỗi đứa trẻ thường sẽ phải chịu áp lực và trách nhiệm gánh vác cả gia đình mình. Với nhiều gia đình đã đẻ hơn nhiều 1 đứa con, thường sẽ bị mọi người xa lánh và coi như có một sự khác biệt lớn trong cộng đồng.
Việc có 2 đứa con ở Trung Quốc được coi là một điều rất lạ lẫm và rất đáng bị chỉ trích. Mọi người sẽ nhìn bạn với ánh mắt rất khinh bỉ và tỏ ra không hài lòng, nhất là khi bạn chuyển đến sống ở Trung Quốc . Ngoài ra, việc gia đình bạn có 2 con cũng làm ảnh hưởng đến các chính sách và quyền lợi được hưởng đối với các gia đình có 1 con. Nhìn chung, những gia đình có trên 1 con ở Trung Quốc sẽ chịu thiệt thòi rất nhiều so với các gia đình khác. Và rào cản lớn nhất khi bạn sống ở đây đó chính là những ánh mắt dòm ngó và soi xét của mọi người xung quanh như thể gia đình bạn là “sinh vật lạ” khiến cho bạn cảm thấy rất khó chịu và ngột ngạt.
Nếu gia đình bạn có nhiều hơn 1 con ở Trung Quốc sẽ bị dò xét và kì thị
Nếu ở Việt Nam, chắc chắn điều này sẽ không bao giờ xảy ra bởi mỗi gia đình có 2 con là chuyện hoàn toàn bình thường, và thậm chí việc gia đình bạn có 3, 4 con cũng được coi là bình thường nếu gia đình bạn có điều kiện khá giả và có đủ điều kiện kinh tế để nuôi tốt những đứa con của mình.
Gia đình Việt thường có 2 con và chính sách dễ thở hơn Trung Quốc
Có thể nhận ra rằng, Việt Nam cũng áp dụng chính sách sinh ít con, nhưng điều này “dễ thở” hơn nhiều so với Trung Quốc. Ở Việt Nam, bạn cũng có thể bị mọi người nhắc nhở và xử phạt nếu có nhiều hơn 2 con, nhưng không đến nỗi bị kì thị và soi mói nhiều như ở quốc gia có dân số hàng đầu thế giới Trung Quốc.
Đối với các bà mẹ bỉm sữa hiện đại, thì việc đóng bỉm cho con là một việc hết sức quen thuộc và bình thường vẫn diễn ra đều đặn hàng ngày mà không có gì phải bàn cãi. Nhưng đối với các bà mẹ Trung Quốc, việc đóng bỉm cho con là không cần thiết và họ cho rằng trẻ con đóng bỉm nhiều sẽ không tốt. Các em bé ở Trung Quốc sẽ được mẹ cho mặc những chiếc quần rách đũng hoặc là xẻ ra một đoạn để có thể đi vệ sinh thoải mái và dễ dàng, có thể ở ngay trên sân, trong nhà hay cả khi đi đường...
Các em nhỏ Trung Quốc thường được mặc quần hở đũng để tiện đi vệ sinh
Việc những bà mẹ thường ôm con và cho con đi tè, đi ị hàng ngày bằng những tiếng “xi xi” nhỏ, kéo dài và sau đó trẻ sẽ đi vệ sinh luôn nếu chúng đang có nhu cầu thật sự khá giống với việc xi trẻ đi vệ sinh ở Việt Nam. Ở Việt Nam, những gia đình nuôi con nhỏ mà ở cùng ông bà, người lớn tuổi thường các cụ cũng không thích mặc bỉm cho trẻ con, và hay thường tìm cách tháo bỉm của trẻ cho “tự nhiên”.
Các mẹ Trung Quốc thường không thích đóng bỉm cho con
Đặc biệt, ở Trung Quốc, bố mẹ còn thường để cho trẻ con đi vệ sinh thản nhiên ở bất cứ đâu trẻ có nhu cầu, vì thế không hiếm gặp những cảnh trẻ đi vệ sinh ở khắp mọi nơi mà không cần mất thời gian tìm nhà vệ sinh công cộng hay chỗ cho phép đi vệ sinh. Vì vậy, có thể thấy cảnh này rất giống ở những vùng nông thôn Việt Nam. Tuy nhiên, việc làm này là một điều không hay mà có lẽ chúng ta cũng nên học tập theo các nước tiến bộ dùng bỉm cho con thay vì để trẻ đi vệ sinh một cách tự nhiên.
Ở Việt Nam, các bà mẹ thậm chí đóng bỉm cho con đến khi bé 2 tuổi
Cá nhân người mẹ trong bài viết cũng chia sẻ cách nuôi dạy con như thế này là một điều không hay chút nào, bởi bó sẽ tạo thành một thói quen không văn minh cho trẻ, đồng thời nó cũng sẽ tạo nên một hình ảnh không đẹp trong mắt người khác. Còn với đại đa số các bà mẹ Việt Nam hiện đại, người lớn cũng cho trẻ đi vệ sinh bằng tiếng “xi xi” giống như Trung Quốc, nhưng khác với họ, các bà mẹ Việt vẫn đóng bỉm cho con bình thường thậm chí có bé lên 2 tuổi vẫn được mẹ đóng bỉm cho. Tuy nhiên, việc đóng bỉm quá nhiều cũng không tốt cho trẻ con trong thời gian dài, vì vậy bố mẹ chú ý chỉ nên dùng bỉm cho con khi cần thiết và đôi khi cũng nên cho bé được “thả rông”.