Hình thức xét tuyển bằng học bạ là phương thức tuyển sinh đại học bằng dựa theo kết quả điểm của tổ hợp môn học của các học kỳ THPT (số học kỳ tùy vào yêu cầu, quy định của từng trường). Đây là phương thức tuyển sinh hoàn toàn độc lập với phương thức xét tuyển bằng điểm thi THPT Quốc gia, phương thức thi Đánh giá năng lực…
Hình thức xét tuyển bằng học bạ là phương thức tuyển sinh đại học bằng dựa theo kết quả điểm của tổ hợp môn học của các học kỳ THPT (số học kỳ tùy vào yêu cầu, quy định của từng trường). Đây là phương thức tuyển sinh hoàn toàn độc lập với phương thức xét tuyển bằng điểm thi THPT Quốc gia, phương thức thi Đánh giá năng lực…
Hy vọng với những thông tin trên từ HUFLIT sẽ giúp thí sinh hiểu rõ hơn về “HUFLIT xét điểm học bạ như thế nào?”. Nếu bạn muốn tham gia xét tuyển bằng hình thức này của trường Đại học Ngoại ngữ – Tin học Thành phố Hồ Chí Minh, hãy truy cập vào website của trường hoặc liên hệ với chúng tôi để được tư vấn nhé!
Tại Mỹ, học sinh THPT cần hoàn thành một số tín chỉ nhất định để tốt nghiệp. Số lượng tín chỉ cụ thể khác nhau tùy theo quy định của cơ quan giáo dục các bang.
Ngoài việc hoàn thành đủ tín chỉ, học sinh thường được yêu cầu tham gia và vượt qua các kỳ thi nhất định để tốt nghiệp.
Các kỳ thi này do các bang tổ chức hoặc được công nhận trên toàn quốc. Các môn thi thường bao gồm các môn học chính như Tiếng Anh, Toán, Khoa học tự nhiên và Khoa học xã hội.
Một số bang yêu cầu học sinh phải vượt qua bài kiểm tra để chứng minh khả năng diễn thuyết và hành văn thành thạo.
Ngoài ra, mặc dù không yêu cầu bắt buộc để tốt nghiệp THPT nhưng học sinh Mỹ cũng thường tham gia kỳ thi SAT (bài kiểm tra đánh giá năng lực chuẩn hóa) để chuẩn bị ứng tuyển đại học. Một số học sinh cũng chọn dự kỳ thi Xếp hạng Nâng cao (AP) do Hội đồng Đại học Mỹ tổ chức.
Ví dụ, một học sinh THPT quan tâm đến nghề kỹ sư có thể chọn tham gia khóa học và kỳ thi AP về Giải tích nâng cao để chứng minh trình độ thành thạo toán cao cấp của mình. Điều này có thể giúp các em nổi bật trong quá trình tuyển sinh đại học.
Học sinh ở Vương quốc Anh cần phải vượt qua các kỳ thi Chứng chỉ giáo dục trung học phổ thông (GCSE) để tốt nghiệp cấp 3.
Để đạt được chứng chỉ GCSE, học sinh phải làm bài kiểm tra tối thiểu 5 môn, như Tiếng Anh, Toán, Lịch sử, Khoa học, Địa lý, Mỹ thuật và Thiết kế... đồng thời phải đạt điểm từ A-C.
Điểm số đạt được trong các kỳ thi này có thể quyết định liệu học sinh có thể học tiếp lên các khóa học giáo dục đại học hoặc dạy nghề hay không.
Để tốt nghiệp THPT ở Trung Quốc, học sinh phải hoàn thành tất cả các môn học bắt buộc và đáp ứng các tiêu chuẩn học tập nhất định.
Điều này có thể bao gồm việc vượt qua các khóa học trên lớp, duy trì điểm số trên trung bình theo quy định và hoàn thành một số chương trình bắt buộc.
Trong một số trường hợp, học sinh cũng có thể được yêu cầu hoàn thành các hoạt động ngoại khóa hoặc các dự án phục vụ cộng đồng.
Khi học sinh đáp ứng tất cả các yêu cầu, các em sẽ nhận được tấm bằng tốt nghiệp hoặc chứng chỉ từ trường của mình.
Đây là bằng chứng cho thấy học sinh đã hoàn thành chương trình giáo dục phổ thông và đủ điều kiện để theo học bậc cao hơn hoặc tham gia vào lực lượng lao động.
Tại Nhật Bản, học sinh THPT thường tốt nghiệp sau khi hoàn thành 3 năm học, từ lớp 10 đến lớp 12.
Các yêu cầu tốt nghiệp khác nhau tùy thuộc vào trường và địa phương. Nhìn chung, học sinh phải đáp ứng các yêu cầu học tập và đạt được một số tín chỉ nhất định để tốt nghiệp.
Học sinh phải hoàn thành các môn học khác nhau như Tiếng Nhật, Toán, Khoa học, Nghiên cứu xã hội và Tiếng Anh.
Mỗi môn học có yêu cầu tín chỉ riêng và học sinh phải đạt đủ tín chỉ trong mỗi môn học để đủ điều kiện tốt nghiệp.
Học sinh cũng có thể được yêu cầu tham gia các hoạt động ngoại khóa như câu lạc bộ thể thao, văn hóa hoặc phục vụ công ích để đáp ứng các yêu cầu ra trường.
Đó là một trong những điểm mới về Quy chế thi tốt nghiệp THPT năm 2023 được Bộ GD-ĐT điều chỉnh.
Học viện Ngân hàng vừa thông tin tuyển sinh hệ đại học chính quy năm 2023.
Đại diện Bộ GD-ĐT cho biết, đang xây dựng thông tư sửa đổi quy chế thi tốt nghiệp THPT, dự kiến công bố kết quả thi tốt nghiệp THPT năm 2023 từ 17-19/7.
Xét tuyển dựa vào Điểm trung bình môn 5 học kỳ (5 học kỳ: các học kỳ lớp 10, lớp 11 và học kỳ 1 lớp 12) của 3 môn trong tổ hợp xét tuyển ứng với ngành do thí sinh đăng ký. Điểm mỗi môn (gọi là Điểm M) để tính điểm xét tuyển được tính bằng trung bình cộng của điểm trung bình môn trong 5 học kỳ (làm tròn đến hai chữ số thập phân), công thức tính Điểm M như sau:
Trong đó: ĐTBMHK là Điểm trung bình môn học kỳ (HK1L10: Học kỳ 1 Lớp 10)
- Điểm môn năng khiếu trong tổ hợp xét tuyển do Trường ĐHCT tổ chức thi hoặc sử dụng kết quả thi do trường khác tổ chức thi.
- Tất cả các ngành chương trình tiên tiến, chương trình chất lượng cao và chương trình đại trà (trừ các ngành đào tạo giáo viên). (Xem Danh mục ngành tuyển sinh đại học chính quy năm 2024)
- Chỉ tiêu xét tuyển: tối đa 30% chỉ tiêu của ngành tương ứng.
+ Thí sinh tốt nghiệp THPT từ năm 2024 trở về trước.
+ Thí sinh tốt nghiệp cao đẳng, đại học có nhu cầu học liên thông đại học.
Tổng điểm 3 môn theo tổ hợp xét tuyển ứng với ngành do thí sinh đăng ký từ 18 điểm trở lên (không cộng điểm ưu tiên, làm tròn đến hai chữ số thập phân), riêng môn năng khiếu từ 5 điểm trở lên. Công thức như sau:
Tổng điểm 3 môn = Điểm M1 + Điểm M2 + Điểm M3 ≥ 18
Là tổng điểm 3 môn theo tổ hợp xét tuyển, cộng với điểm ưu tiên (đối tượng ưu tiên, khu vực ưu tiên quy định của Quy chế tuyển sinh). Không nhân hệ số và tính theo công thức:
ĐXT = (Điểm M1 + Điểm M2 + Điểm M3) + Điểm ưu tiên
- Thí sinh được đăng ký tối đa 05 nguyện vọng và phải xếp theo thứ tự ưu tiên từ cao xuống thấp (ưu tiên 1 là nguyện vọng cao nhất). Đối với từng ngành, các thí sinh được xét tuyển bình đẳng theo điểm xét tuyển và không phân biệt thứ tự ưu tiên. Xét theo điểm từ cao xuống thấp.
- Đối với mỗi thí sinh, tất cả các nguyện vọng đều được xét tuyển và chỉ trúng tuyển vào 1 nguyện vọng có ưu tiên cao nhất trong số các nguyện vọng đủ điều kiện trúng tuyển.
- Điểm trúng tuyển giữa các tổ hợp xét tuyển trong cùng 1 ngành là bằng nhau và được xác định theo ngành. Đây chính là điểm xét tuyển của thí sinh cuối cùng trong danh sách trúng tuyển và gọi là Điểm chuẩn trúng tuyển của ngành.
- Đối với những ngành có chuyên ngành, sau khi trúng tuyển và nhập học theo ngành, thí sinh được chọn chuyên ngành theo học.
Ví dụ minh họa: Một thí sinh chọn đăng ký 2 nguyện vọng (NV) như sau:
(1) ngành Kỹ thuật Xây dựng-CLC, chọn tổ hợp D07 (Toán, Hóa, Anh);
(2) ngành Kỹ thuật Cơ Khí, chọn tổ hợp A00 (Toán, Lý, Hóa) .
Thí sinh có điểm trung bình môn trong 5 học kỳ của mỗi môn ứng với tổ hợp xét tuyển và điểm mỗi môn (Điểm M) được tính như trong bảng sau:
Điểm trung bình môn học kỳ (ĐTBMHK)
Kiểm tra điều kiện đăng ký xét tuyển:
(1) Ngành Kỹ thuật Xây dựng-CLC, tổ hợp D07:
Điểm MTOÁN + Điểm MHÓA + Điểm MANH = 7,12 + 6,58 + 4,26 = 17,96 < 18 => Không đạt điều kiện => loại
(2) Ngành Kỹ thuật Cơ khí, tổ hợp A00:
Điểm MTOÁN + Điểm MLÝ + Điểm MHÓA = 7,12 + 6,96 + 6,58 = 20,66 > 18 => Đạt điều kiện đăng ký xét tuyển, đưa vào danh sách xét tuyển ngành Kỹ thuật Cơ khí
Như vậy, thí sinh đăng ký 2 NV, nhưng chỉ có 1 NV đủ điều kiện để xét tuyển.
Tính Điểm xét tuyển: Giả sử thí sinh thuộc đối tượng ưu tiên 01 (được +2đ) và khu vực ưu tiên là KV2-NT (được +0,5đ) thì ĐXT của thí sinh dùng để xét tuyển vào ngành Kỹ thuật Cơ khí là: ĐXT = (7,12 + 6,96 + 6,58) + 2,0 + 0,5 = 23,16
Đăng ký xét tuyển dự kiến từ ngày 02/05/2024 đến 07/06/2024 theo quy trình như sau:
Bước 1: Đăng ký trực tuyến tại website https://xettuyen.ctu.edu.vn/ (để tránh mọi sai sót, thí sinh cần đọc kỹ hướng dẫn trên hệ thống trước khi đăng ký).
Bước 2: Sau khi đăng ký trực tuyến và chắc chắn không còn chỉnh sửa, thí sinh gửi hồ sơ về Trường gồm có:
- Phiếu đăng ký xét tuyển (in từ hệ thống đăng ký trực tuyến của Trường);
- 01 bản photo Học bạ (không cần công chứng) hoặc bản gốc Giấy xác nhận kết quả học tập THPT (đủ 5 học kỳ xét);
- Đối với thí sinh đã tốt nghiệp THPT từ năm 2023 trở về trước thì nộp thêm 01 bản photo Bằng tốt nghiệp THPT (không công chứng) hoặc Bản gốc Giấy chứng nhận tốt nghiệp THPT tạm thời;
- Phí đăng ký: 30.000đ/ 1 nguyện vọng
Bước 3: Gửi hồ sơ về Trường ĐHCT
Thí sinh chọn 1 trong 2 cách dưới đây để nộp hồ sơ xét tuyển cho Trường ĐHCT:
CÁCH 1: Nộp trực tiếp tại PHÒNG ĐÀO TẠO Địa chỉ: Khu II, Đường 3/2, P. Xuân Khánh, Q. Ninh Kiều, TP. Cần Thơ Thời gian nhận hồ sơ: dự kiến từ ngày 02/05/2024 đến 07/06/2024 (Kể cả Thứ 7 và Chủ nhật) - Sáng từ 7 giờ 00 đến 11 giờ 00 - Chiều từ 13 giờ 00 đến 17 giờ 00 CÁCH 2: Sử dụng dịch vụ GỬI HỒ SƠ XÉT TUYỂN CỦA BƯU ĐIỆN VIỆT NAM
1. Thí sinh mang đầy đủ hồ sơ xét tuyển đến Bưu cục giao dịch của BƯU ĐIỆN VIỆT NAM (hoặc điểm Bưu điện văn hóa xã) để gửi chuyển phát HSXT. Thí sinh có thể tra cứu tìm địa chỉ của bưu cục gần nơi ở của thí sinh tại website http://www.vnpost.vn/vi-vn/buu-cuc/tim-kiem
2. Khi hoàn tất thủ tục nhận, giao dịch viên ở Bưu cục sẽ giao cho thí sinh 01 Vận đơn, trên đó có Mã bưu gửi. Thí sinh phải giữ gìn cẩn thận Vận đơn này để đối chiếu khi cần thiết (Xem hình minh họa)
- Địa chỉ nơi nhận: PHÒNG ĐÀO TẠO – TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ Khu II, Đường 3/2, P. Xuân Khánh, Q. Ninh Kiều, TP. Cần Thơ
- Ghi họ tên, số điện thoại di động, số CMND/CCCD/Mã định danh công dân của thí sinh ngoài bì thư để liên lạc khi cần thiết.
- Sau khi Trường ĐHCT nhận được Hồ sơ của thí sinh, Trường sẽ cập nhật tình trạng hồ sơ và thí sinh có thể kiểm tra được trong menu “Hồ sơ của tôi” trên hệ thống Đăng ký.
- Muốn biết hồ sơ của mình đã được vận chuyển đến Trường ĐHCT hay chưa, thí sinh có thể tra cứu bưu phẩm tại website http://www.vnpost.vn/ (sử dụng “Mã bưu gửi” trên Vận đơn để “Tra cứu - định vị” bưu phẩm)