Ông Chồng Yakuza Nội Trợ Tập 1

Ông Chồng Yakuza Nội Trợ Tập 1

Nếu bạn là một fan của văn hóa đại chúng manga, anime và đang siêu tò mò về thế giới của các yakuza – băng đảng xã hội đen Nhật Bản thì những bộ yakuza anime mà Nhật Ngữ Tâm Việt giới thiệu dưới đây sẽ khiến bạn hài lòng. Tất tần tật mọi thể loại băng đảng, những tình huống hấp dẫn hay dở khóc dở cười đều hội tụ đầy đủ, chỉ chờ bạn “tới chơi” thôi đấy!

Nếu bạn là một fan của văn hóa đại chúng manga, anime và đang siêu tò mò về thế giới của các yakuza – băng đảng xã hội đen Nhật Bản thì những bộ yakuza anime mà Nhật Ngữ Tâm Việt giới thiệu dưới đây sẽ khiến bạn hài lòng. Tất tần tật mọi thể loại băng đảng, những tình huống hấp dẫn hay dở khóc dở cười đều hội tụ đầy đủ, chỉ chờ bạn “tới chơi” thôi đấy!

Ông Chồng Yakuza Nội Trợ – The Way of the Househusband

Bạn nghĩ một gã yakuza sau khi “rửa tay gác kiếm” sẽ làm nghề gì? Nội dung của “Ông Chồng Yakuza Nội Trợ” xoay quanh Tatsu, một gã xã hội đen nổi tiếng trong giới băng đảng Nhật Bản. Tatsu còn được biết đến với cái tên “Tatsu Bất Tử” bởi khả năng chiến đấu siêu “trâu bò”. Tuy nhiên, gã quyết định rút lui khỏi thế giới ngầm và kết hôn với Miku – một đầu bếp xinh đẹp.

Sau khi “giải nghệ”, Tatsu quyết định trở thành một người chồng nội trợ chăm sóc và vun vén cho gia đình. Mặc dù vẻ ngoài của gã vẫn trông hung hãng chả khác gì khi còn là gangster, nhưng giờ đây “Tatsu Bất Tử” lại là một ông chồng mẫu mực khi biết nấu ăn, lau dọn nhà cửa, và chăm sóc vườn hoa. Ngầu như trái bầu luôn chứ còn gì!

Xem thêm: TOP những bộ anime hay nhất mọi thời đại, cập nhật mới nhất

Anime Ông Chồng Yakuza Nội Trợ (Nguồn: Sưu tầm)

Thầy Giáo Vĩ Đại – Great Teacher Onizuka

Không phải là một yakuza thực thụ nhưng thật ra cũng không khác mấy, Eikichi Onizuka là thủ lĩnh của một băng đua xe đạp khét tiếng, là “racing boy” đúng nghĩa, sống ngang ngược, vô tổ chức. Nhưng một ngày nọ, anh quyết định trở thành giáo viên. Người ta những tưởng anh đã biết “quay đầu là bờ” nhưng không, mục đích làm giáo viên của anh cũng chỉ để hằng ngày được gặp những em nữ sinh trung học mà thôi. Nhưng khi bắt đầu công việc của mình, anh mới nhận ra học sinh bị tác động bởi mình nhiều đến thế nào, liệu anh có thay đổi suy nghĩ hay không?

Xem thêm: TOP những bộ anime học đường hay, được nhiều fan yêu thích nhất

Anime Thầy Giáo Vĩ Đại (Nguồn: Sưu tầm)

Nội dung xoay quanh một gã đàn ông vừa ra tù tên Yotarou quyết định tìm kiếm một lẽ sống mới và sống một cuộc đời mới. Trong một lần nọ, Yotarou xem được một màn trình diễn rakugo của nghệ sĩ rakuno nổi tiếng Yakumo Yuurakutei và cảm thấy đây có lẽ chính là điều mà gã đang tìm kiếm. Yotarou bái Yakumo Yuukutei làm thầy và trở thành người học việc của anh.

Qua từng tập, “Shouwa Genroku Rakugo Shinjuu” không chỉ là một câu chuyện về nghệ thuật kể chuyện rakugo mà còn là một bức tranh về cuộc sống, tình bạn, tình yêu và những sự thay đổi trong xã hội.

Xem thêm: TOP những bộ anime thể thao hay nhất, không thể bỏ lỡ

Anime Shouwa Genroku Rakugo Shinjuu (Nguồn: Sưu tầm)

Cuộc Chiến Hầu Gái Akiba – Akiba Maid War

Hầu gái và xã hội đen, nghe thì không liên quan gì nhau nhưng ở Akiba Maid War thì lại có đó nha! Cuộc Chiến Hầu Gái Akiba xoay quanh một cô gái tên Nagomi Wahira đến Akihabara để bắt đầu công việc tại một quán cà phê hầu gái. Cô gái tràn trề sức sống và lý tưởng, quyết định sẽ làm việc thật chăm chỉ, cống hiến hết mình cho “tổ chức”. Thế nhưng cô không nghĩ quán cà phê hầu gái ở Akihabara không đơn giản như vậy và cuộc chiến giữa những quán cà phê tại đây lại khốc liệt đến vậy. Liệu công cuộc đi làm của Nagomi sẽ thế nào?

Xem thêm: TOP những bộ anime kinh dị hay, rùng rợn, bị cấm chiếu ở nhiều quốc gia

Anime Cuộc Chiến Hầu Gái Akiba (Nguồn: Sưu tầm)

Ở nhà nội trợ, chăm con thì không được tính công?

Người xưa nói của chồng công vợ, của một đồng, công tới một lượng. Cả hai đều có trách nhiệm đóng góp trong quá trình xây dựng gia đình, bằng cách nào thì tùy mỗi nhà. Nhưng đã là vợ chồng sống đời với nhau, có con cái chung, người chồng không nên phủ nhận công sức vợ mình.

Nếu so đo, tính toán theo kiểu "có của là do công của một người, người kia chẳng đóng góp gì", vạch ranh giới như vậy thì ngày đổ vỡ sẽ đến không xa. Người vợ đâu phải ở không mà nói là đợi chồng nuôi.

Chị Nguyễn Thị Thùy Linh (ở TP.HCM) chia sẻ trên mạng xã hội: "Có lần tôi đi học, cô giáo hỏi mình đi làm có thu nhập thì mình nuôi ai. Các anh đàn ông trả lời nuôi ba mẹ, nuôi vợ con…

Cô giáo chỉnh lại là chỉ nuôi người qua tuổi lao động là ba mẹ, và người chưa đủ tuổi lao động là con. Còn vợ/chồng trong tuổi lao động, ở nhà làm việc nhà cũng không gọi là nuôi, trừ trường hợp vợ/chồng mất sức lao động. Mấy ông hở ra nuôi vợ có thật sự hiểu nuôi là sao không?".

Tương tự, chị Bích Loan cho rằng nếu người chồng phân chia rạch ròi theo kiểu tài sản này do tiền tôi làm ra nên là của mình tôi, vậy người vợ cần "xin nhẹ" đồng lương đầu bếp, bảo mẫu, gia sư, giúp việc...

"Không phải trả lương theo kiểu lương đầu bếp 5 triệu, lương bảo mẫu 5 triệu, mà là sòng phẳng: ra thị trường kiếm một người kiêm hết bấy nhiêu đầu việc. Người ta đòi lương bao nhiêu thì trả cho vợ bấy nhiêu", chị Loan nói.

Hai năm nay chỉ ở nhà chăm con và lo cơm nước, dọn dẹp, thu nhập của gia đình do chồng đảm nhận, chị Ngô Ngọc Mai Thảo (27 tuổi, cựu nhân viên ngân hàng) cho biết thật ra có thể thuê giúp việc làm việc nhà và chăm con để chị đi làm. Nhưng như vậy sao chu toàn bằng người vợ được? Cũng không thể nhờ ông bà lên thành phố chăm cháu xuyên suốt.

Mỗi tháng, chồng đưa chị một khoản dư để lo những cái chung như tiền chợ, sắm sửa trong nhà, nuôi con, chưa tính khoản riêng anh đưa vợ để tiêu xài cá nhân, nếu dư thì để vợ tích lũy riêng. Đợi con 3 tuổi, chị sẽ đi làm trở lại.

"Tôi cũng hay dặn em gái mình là nếu ở nhà nội trợ, chưa đi ra ngoài kiếm tiền thì nên yêu cầu chồng giao tiền giữ hoặc đưa một khoản chi tiêu cá nhân hằng tháng. Mình sử dụng trên tinh thần tiết kiệm để còn tích lũy, đề phòng rủi ro cho bản thân, bên cạnh những khoản chi chung cho gia đình buộc phải có", chị Thảo cho hay. Chị cũng chia sẻ, trước khi kết hôn, vợ chồng đừng ngại ngần đề cập đến tài chính gia đình và cam kết thực hiện.

Kẻ Lừa Đảo Vĩ Đại – Great Pretender

Câu chuyện của Kẻ Lừa Đảo Vĩ Đại kể về Makoto Edamura – một tay lừa đảo khét tiếng hàng đầu Nhật Bản nhưng một ngày kia lại bị biến thành nạn nhân của một trò lừa khác. Đây cũng là cơ duyên để Makoto Edamura gặp gỡ tay lừa đảo thiên tài người Pháp tên Laurent Thierry. Laurent thuyết phục Edamura tham gia vào một kế hoạch lừa đảo quốc tế cùng với nhóm của mình. Trong những phi vụ lừa đảo, nhóm lừa đảo của Laurent và Edamura phải đối mặt với nhiều tình huống khác nhau, vạch trần những tội ác của băng đảng yakuza, tạo nên nhiều phân cảnh siêu hấp dẫn.

Xem thêm: TOP những bộ anime tình yêu, tình cảm hay nhất, lãng mạn nhất

Anime Kẻ Lừa Đảo Vĩ Đại (Nguồn: Sưu tầm)

Làm bà nội trợ có tiếng nói, được không?

Ở góc độ khác, một số ý kiến cho rằng người vợ sau khi sinh và chăm con khoảng 6 tháng hay một năm thì nên đi làm trở lại để tự chủ tài chính, hay là để phụ giúp chồng kiếm tiền nuôi con trong trường hợp gia đình không khá giả.

"Dù chồng vẫn là người lo tiền bạc chính trong nhà vì là trụ cột gia đình, phụ nữ không nên có tư tưởng phụ thuộc hoàn toàn tiền bạc vào chồng. Nếu lỡ hôn nhân có trục trặc, thậm chí đổ vỡ, sao trở tay kịp để lo cho mình và nuôi con?

Do đó tôi cho rằng phụ nữ phải có kế hoạch dự phòng cho bản thân", chị Kim Ái (29 tuổi, nhân viên marketing, ở TP Thủ Đức) cho hay.

Tùy vào điều kiện, phụ nữ có thể chọn vừa chăm sóc con cái, vừa làm việc kiếm tiền - Ảnh: UNPLASH

Theo Kim Ái, phụ nữ ở nhà quá lâu dễ bị lạc hậu, bị chậm tư duy, khi vào guồng đi làm sẽ nhanh bị đào thải. Do đó, phụ nữ sau sinh, đợi con cứng cáp một chút có thể chọn vừa nội trợ vừa làm việc online, bán hàng qua mạng, hoặc những ngành không đòi hỏi phải đến văn phòng cả tuần 8 tiếng/ngày. Thời gian rảnh có thể học thêm kiến thức nuôi dạy con, học nấu món mới, cách làm đẹp cho bản thân, đọc sách… việc gì chưa biết thì học dần.

"Khi vun vén chu toàn cho con cái, nhà cửa, nâng cấp bản thân và có một khoản tiền do mình làm ra, dù nó không nhiều, nhưng sẽ cảm thấy mình không phải ăn bám. Lời mình nói ra cũng có trọng lượng hơn. Ở nhà làm nội trợ nhưng phải là nội trợ có tiếng nói", Kim Ái chia sẻ.

Ngược lại, chị Ngọc Anh cho rằng nếu nói phụ nữ phải độc lập tài chính, đi làm để tiêu tiền mình làm ra, không dựa vào chồng thì sức khỏe thai sản của phụ nữ để ở đâu?

"Những người phụ nữ mang thai dọa sẩy, phải nằm im giữ thai từ tháng thứ ba thai kỳ thì sao? Người mẹ bị trầm cảm sau sinh, hoặc khi sinh có biến cố sinh tử cần phải nằm dưỡng sức lại 1 - 2 năm?

Rồi lỡ như đứa con sinh ra không đủ khỏe mạnh, cần được cận kề chăm sóc cho đến tuổi mẫu giáo, là ít nhất 2,5 năm đầu đời. Hoặc em bé có vấn đề hòa nhập khi đi học, cần được hỗ trợ sát sao ở những năm chuyển cấp", chị phân tích.

Theo chị, thị trường lao động ngày càng khắc nghiệt. Phụ nữ nghỉ ở nhà 2 - 3 năm, quay lại thị trường khó cạnh tranh với lực lượng lao động trẻ, sinh viên mới ra trường, cũng khó làm thêm giờ vì còn phải về chăm con.

"Chẳng ông bà chủ nào muốn thuê nhân viên làm đến 16h30 đã xin đi về để đón con. Hoặc đôi ba tuần lại có 1 - 2 ngày xin nghỉ chăm con ốm. Hay có dự án bảo ở lại làm thêm đến 20h về thì hết dự án người nữ xin nghỉ vì chồng ở nhà dọa có bồ nhí hay ly dị.

Mà nếu đã bảo tìm việc nhẹ nhàng, lương thấp chút cũng được để dành thời gian, sức lực chăm sóc gia đình thì đến lúc ly hôn, người chồng cũng nói "Cô làm được mấy xu đâu, tiền chủ yếu là tôi kiếm ra nên tôi không chia", chị nói và cho biết phụ nữ cần được tính công, thậm chí tính lương cho toàn thời gian làm việc nhà.

Và số tiền chồng hay vợ làm ra đều là tài sản chung, vì tiền tuyến dốc toàn lực chiến đấu được là nhờ hậu cần chăm lo đầy đủ vẹn toàn, nên thành quả phải chia đôi.

Chị Mai Thảo cho biết khi chị đi làm trở lại, vợ chồng chị sẽ lập quỹ chung, tiền lương mỗi tháng cả hai trích vào đó, không cố định và cũng không so sánh ai bỏ vào nhiều hơn.

"Lúc này việc nhà với chăm con thì trách nhiệm mỗi người một nửa, còn trước giờ tôi làm chính. Cuối tuần có thể bỏ một khoản ra thuê giúp việc theo giờ để vợ chồng được nghỉ ngơi", chị Thảo nói.