Nhà Sử Học Trung Quốc

Nhà Sử Học Trung Quốc

Trước thực trạng học sinh tại các trường THPT trên địa bàn TP Hà Nội “né” môn Lịch sử trong kỳ thi THPT Quốc gia 2015, nhà sử học Dương Trung Quốc đánh giá đó là sự lựa chọn hợp lý và khôn ngoan.

Trước thực trạng học sinh tại các trường THPT trên địa bàn TP Hà Nội “né” môn Lịch sử trong kỳ thi THPT Quốc gia 2015, nhà sử học Dương Trung Quốc đánh giá đó là sự lựa chọn hợp lý và khôn ngoan.

Ngành Lịch Sử Đã xác minh

Bạn muốn du học Cao học ngành Lịch sử? Dưới đây là công cụ giúp bạn tìm các chương trình học toàn thời gian, online và cả học từ xa trên thế giới. Chọn trường bạn thích tại Trung Quốc hoặc thử dùng công cụ tìm khóa học để lọc ra chương trình học phù hợp với bạn nhất.

Tác giả: giáo sư Kimata Kiyohiro, đại học Shiga, Nhật Bản

Phần trích dịch dưới đây là hai mục 3 và 4 thuộc chương IV “Giờ học lịch sử Trung Quốc hiện đại và sự hình thành nhận thức lịch sử của học sinh” trong cuốn sách có tên “Kiểu tường thuật và giáo dục lịch sử: so sánh quốc tế về sách giáo khoa và phương pháp giảng dạy” do phó giáo sư Watanabe Masako( sinh năm 1960, làm việc tại Trung tâm nghiên cứu văn hóa Nhật Bản và quốc tế) chủ biên, nhà xuất bản Sangensha xuất bản tháng 12 năm 2003 1. Quang cảnh giờ học lịch sử ở trường tiểu học Mã Liên Uông thành phố Bắc Kinh-Trung Quốc

Để tìm hiểu giờ học lịch sử ở trường tiểu học Trung Quốc, chúng ta hãy cùng quan sát giờ học “ Tần Thủy Hoàng”( ngày 9 tháng 10 năm 1995) dành cho học sinh lớp 6 tại trường tiểu học Mã Liên Uông thành phố Bắc Kinh(1). Giáo viên tên là Lí Phi, 21 tuổi. Giờ học này tương ứng với nội dung trong sách giáo khoa lịch sử tiểu học quyển thượng, bài 10 “Tần Thủy Hoàng”. Giờ học này được diễn ra và hoàn thành trong thời gian một tiết học(2).

Phần dẫn nhập của giờ học được bắt đầu bằng việc ôn tập lại kiến thức lịch sử đã học ở giờ trước: “ Biến Pháp Thương Ưởng”. Giáo viên nêu ra câu hỏi: “ Các em có biết biến pháp Thương Ưởng hay không? Thương Ưởng là người nước nào?”. Ngay sau khi giáo viên gợi ý: “Trong thời Chiến Quốc rất nhiều nước đã thực hành biến pháp. Các nước chư hầu liên tiếp tiến hành chiến tranh thôn tính nhau cho nên người ta gọi đây là thời kì Chiến Quốc”, học sinh đồng thanh đáp lớn: “Nhớ ạ”. Tiếp đó giáo viên đưa ra câu hỏi “Biến pháp của Thương Ưởng có ba điểm chính phải không nào. Thứ nhất là bãi bỏ cái gì ? Học sinh đồng thanh đáp: “ngành dệt ạ!”. Khi giáo viên hỏi: “ Điểm chủ yếu thứ hai là gì nào?”, học sinh cũng đồng thanh đáp: “ Là coi trọng nông nghiệp ạ”. Sau đó trả lời cho câu hỏi “ Điểm quan trọng cuối cùng là gì?”, học sinh nhất loạt đáp: “Khai khẩn ruộng đất hoang ạ”. Sau khi xác nhận học sinh đã ghi nhớ những tri thức lịch sử học trong giờ trước, giáo viên tiến hành triển khai bài mới.

Sự triển khai giờ học “Tần Thủy Hoàng”, có thể được chia làm 4 phần như sau:

1.Quá trình thống nhất của nước Tần 2. Chế độ chính trị nước Tần 3. So sánh với nước Chu và các nước chư hầu thời Chiến Quốc. 4. Chính sách thống trị của Tần Thủy Hoàng.

Trong phần “Quá trình thống nhất của nước Tần”, giáo viên thuyết minh về quá trình 100 năm sau cải cách của Thương Ưởng, Tần Thủy Hoàng tiêu diệt 6 nước hoàn thành thống nhất đất nước vào năm 221 trước Công nguyên. Giáo viên vừa chỉ trên màn chiếu “Bản đồ thống nhất nước Tần thời Chiến Quốc” vừa xác nhận lại vị trí của 6 nước phía đông( Tề, Sở, Yên, Hàn, Triệu, Ngụy) bị Tần tiêu diệt. Học sinh chăm chú lắng nghe phần thuyết minh rất dài của giáo viên. Bản thân mỗi học sinh có trong tay “Tập bản đồ lịch sử” nhưng trên màn chiếu vẫn là tấm bản đồ y nguyên như vậy. Ở cuối phần thuyết minh, giáo viên đưa ra câu hỏi sau: “ Tại sao nói Tần Thủy Hoàng lần đầu tiên thống nhất đất nước và thiết lập nên quốc gia phong kiến?”. Đối với câu hỏi này một học sinh được giáo viên chỉ định đã trả lời: “ Bởi vì sáu nước bị tiêu diệt và một nước Tần duy nhất đã ra đời. Trước nước Tần thì tất cả các nước đều là chế độ phong kiến nhưng không phải là hình thái thống nhất”.

Tiếp theo, giáo viên đi vào phần 2 “Chế độ chính trị nước Tần”, giáo viên vừa tiếp tục thuyết trình vừa lặp đi lặp lại các câu hỏi ngắn nhằm làm cho học sinh hiểu được nội dung của phần 2. Giáo viên liên tiếp đưa ra các câu hỏi như: “Sau khi quốc gia thống nhất, chế độ chính trị như thế nào đã được thiết lập?”, “ Cả nước được chia làm mấy quận?”, “ Dưới quận là gì?”, “ Viên quan đứng đầu quận gọi là gì?”, “ Viên quan đứng đầu huyện gọi là gì?”. Tất cả các câu hỏi này đều được học sinh trả lời trôi chảy. Giáo viên sử dụng bảng đen để viết lên đó “ Chế độ quận huyện” với tư cách là hệ thống thống trị toàn quốc của nước Tần dưới dạng sơ đồ: Tần Thủy Hoàng→Quận thủ…36 quận→huyện lệnh. Học sinh tuy có trong tay vở học tập nhưng trong toàn bộ thời gian này hoàn toàn không ghi lại phần viết bảng của giáo viên hay ghi chép những ghi chú của riêng mình. Ở cuối phần 2, giáo viên trên cơ sở vừa chỉ các đề mục ở trên bảng vừa tóm tắt lại: “Quyền lực quyết định cuối cùng thuộc về hoàng đế. Quyền lực tập trung vào tay hoàng đế”.

Ở phần 3 “So sánh với nước Chu và các nước chư hầu thời Chiến Quốc”, giáo viên cho học sinh so sánh cơ cấu thống trị của nước Tần với hệ thống chính trị của từng nước thời Chiến Quốc và thời nhà Chu trước đó. Có lẽ nội dung này đối với học sinh tiểu học là nội dung khó cho nên phần này kết thúc với đại bộ phận là do giáo viên thuyết minh, diễn giải. Giáo viên diễn giải đại ý ở thời nhà Chu và thời Chiến Quốc thì không phải là chế độ quận huyện mà là “quốc vương” trị vì còn ở nước Tần diễn ra sự thống trị với quyền lực chuyên chế thuộc về hoàng đế và chế độ quận huyện. Thêm nữa giáo viên còn đưa ra câu hỏi “ Tại sao Tần Thủy Hoàng lại bắt mọi người gọi mình là hoàng đế?” nhưng do không có học sinh nào đưa ra câu trả lời nên giáo viên lập tức chuyển qua phần thuyết minh tiếp theo.

Ở phần 4 “ Chính sách thống trị của Tần Thủy Hoàng”, giáo viên dựa trên các tài liệu cụ thể dẫn ra sự thống nhất về tiền tệ, đơn vị đo lường, văn tự dưới thời Tần. Trên màn chiếu là hình “Sự khác nhau về hình dạng của hai chữ “Mã”, “An” dưới thời Tần và ở 6 nước”. Dựa vào đó giáo viên dạy cho học sinh sự thống nhất về văn tự dưới thời Tần. Tiếp theo, cũng giống như thế, giáo viên dạy cho học sinh biết về việc thống nhất tiền tệ thông qua tranh ảnh trong sách giáo khoa, làm cho học sinh hiểu được sự thống nhất tiền tệ. Đối với đơn vị đo lường cũng như vậy, giáo viên diễn giải với ví dụ đưa ra là các đơn vị đo lường lúa gạo. Ở phần cuối cùng, giáo viên tổng kết: “ Công lao thống nhất văn tự, tiền tệ, hệ thống đo lường của Tần Thủy Hoàng có ý nghĩa quan trọng dối với việc phát triển văn hóa, kinh tế của đất nước”.

Giờ học kết thúc với phần tóm tắt lại của giáo viên. Phần tóm tắt này được tiến hành sau khi cho học sinh đồng thanh đọc lại 30-32 dòng toàn bộ phần văn bản trong bài 10 sách giáo khoa. Việc chú trọng cho học sinh đồng thanh đọc toàn văn trong sách giáo khoa không phải chỉ diễn ra ở môn lịch sử mà cũng thường thấy ở các môn khác như môn quốc ngữ( tiếng Trung Quốc). Sau khi đọc xong, giáo viên cho học sinh giơ tay trả lời các câu hỏi như “Tần Thủy Hoàng thống nhất 6 nước vào năm nào?”, “Việc tiêu diệt 6 nước diễn ra từ năm nào đến năm nào?”. Thêm vào đó liên quan đến việc xây dựng “Vạn lí trường thành” ở thời Tần, giáo viên khẳng định “ Vạn lí trường thành là di sản văn hóa nổi tiếng của nước ta, là công lao vĩ đại của Tần Thủy Hoàng” và giờ học kết thúc ở đó.

2. Nội dung và phương pháp giờ học lịch sử ở Trung Quốc ( thông qua việc giải mã giờ học)

Trên cơ sở thí dụ về giờ học lịch sử ở trường tiểu học nói trên, chúng tôi tiến hành khảo sát giờ học lịch sử ở Trung Quốc và làm rõ những đặc trưng của nội dung, phương pháp giáo dục lịch sử ở đây. Thêm nữa, do giờ học lịch sử ở trường trung học cơ sở của Trung Quốc về cơ bản có cấu tạo và cách thức triển khai nội dung không thay đổi là mấy so với cấp tiểu học cho nên chúng tôi kết hợp trình bày ở những điểm có liên quan.

Giờ học “ Tần Thủy Hoàng” dành cho học sinh lớp 6 tiểu học có mấy đặc trưng sau đây:

1. Cấu tạo của giờ học tương đối trung thành với cấu tạo của sách giáo khoa.

2. Nghiên cứu nội dung giáo dục của giáo viên chỉ dừng lại ở mức độ giải thích, minh họa cho phần nội dung in trong sách giáo khoa.

3. Những tài liệu giảng dạy mà giáo viên sử dụng trong giờ học đa phần là các sơ đồ, bản đồ, bảng biểu giúp học sinh hiểu nội dung của phần kênh chữ trong sách giáo khoa.

4. Trong giờ học lịch sử, giáo viên đặt trọng tâm vào việc truyền đạt những tri thức lịch sử cho học sinh.

5. Giáo viên tuy cho học sinh học về sự nghiệp của cá nhân chính trị gia ( Tần Thủy Hoàng) với tư cách đó là các tri thức lịch sử học sinh cần nắm nhưng cũng làm cho học sinh hiểu được vị trí, ý nghĩa thời đại của nhà Tần trong toàn bộ lịch sử Trung Quốc( quốc gia phong kiến đầu tiên).

6. Những câu hỏi mà giáo viên đưa ra trong giờ học đa phần là các câu hỏi mà chỉ cần đọc sách giáo khoa là có thể trả lời được.

7. Sách giáo khoa được sử dụng để cá nhân học sinh đọc to trước lớp hay cả lớp đồng thanh đọc.

8. Giáo viên không tiến hành viết bảng để chỉnh lí nội dung học tập. Phần viết bảng chỉ đơn giản là xác nhận lại một số thuật ngữ lịch sử.

9. Học sinh hầu như không ghi chép vào vở mà chủ yếu là ghi nhớ.

10. Trong giờ học lịch sử không thấy có sự tính toán để thiết lập nên những tình huống làm cho học sinh phải tư duy, suy luận, suy lí.

Như đã nói ở trên, giờ học lịch sử ở Trung Quốc năm 1995 về cơ bản có cấu tạo trung thành với cấu tạo nội dung của sách giáo khoa. Người giáo viên lịch sử ra sức cải tiến, sử dụng các phương pháp, biện pháp kĩ thuật để làm sao trong khoảng thời gian quy định dạy được nội dung sách giáo khoa lịch sử cho có hiệu quả. Có lẽ các giáo viên lịch sử đã thường xuyên nỗ lực học tập các biện pháp kĩ thuật này. Giáo viên Lí Phi trong một tiết học đã dạy một lượng nội dung khổng lồ nếu so sánh với giờ học lịch sử ở Nhật.

Ở giờ học lịch sử này thì việc truyền đạt tri thức lịch sử của giáo viên tới học sinh trở thành trung tâm. Nội dung sách giáo khoa (= nội dung tri thức) đã không hề được giáo viên phê phán. Và như vậy không thể nói rằng trong giờ học lịch sử năm 1995 như trên, giáo viên đã tiến hành các công việc tổ chức giờ học, thiết lập các tình huống làm xuất hiện các vấn đề hay những điều nghi vấn để tạo cho học sinh sự quan tâm, hứng thú đối với lịch sử. Thêm nữa, ngay cả trong quá trình tiến hành giờ học, khi sử dụng kênh chữ, bản đồ, tranh minh họa hay niên biểu, biểu đồ trong sách giáo khoa, cũng không hề diễn ra việc giáo viên khuyến khích học sinh đặt ra các câu hỏi về những điều mà học sinh băn khoăn, nghi ngờ. Hoàn toàn không có những câu hỏi từ phía học sinh đặt ra cho giáo viên. Giờ học từ đầu đến cuối diễn ra với sự thuyết trình của giáo viên và kết thúc theo đúng như quy trình vạch ra từ trước. Trong giờ học lịch sử ở Trung Quốc năm 1995 hoàn toàn không có phần tính toán để đưa ra và giải quyết các câu hỏi, vấn đề hay mối quan tâm của học sinh.

Căn nguyên của việc giáo viên cố hết sức “truyền đạt tri thức lịch sử chính xác” là sự tin tưởng tuyệt đối vào sách giáo khoa. Tính chất đúng đắn tuyệt đối của sách giáo khoa đã trở thành tiền đề cho giờ học lịch sử ở Trung Quốc. Giáo viên không hề nghĩ đến việc tiếp nhận có phê phán sách giáo khoa, cấu trúc lại sách giáo khoa để tổ chức giờ học tạo cơ hội cho học sinh đặt ra các câu hỏi. Tất nhiên phần kênh chữ in trong sách giáo khoa là do các nhà sử học biên soạn nhưng ở Trung Quốc cho đến thời điểm này thì sự tham dự của nhà nước vào nội dung sách giáo khoa là khá mạnh. Thêm nữa, giáo viên lịch sử không hề tiến hành cấu tạo, tổ chức giờ học bằng việc đưa ra cách lí giải của bản thân liên quan đến nội dung trong sách giáo khoa hay sử dụng sách giáo khoa một cách có phê phán.

Từ năm 1949 đến năm 1993, Trung Quốc thực hiện chế độ quốc định đối với sách giáo khoa. Đó là thể chế mà ở đó Nhà xuất bản Giáo dục nhân dân một mình nắm trọn quyền xuất bản và phát hành. Sau khi “Luật giáo dục nghĩa vụ” 1986 được ban hành và thực thi, cải cách giáo dục đã có bước tiến triển, những động tác chuẩn bị cho chế độ kiểm định sách giáo khoa được tiến hành. Từ năm học 1994 trở đi, chế độ kiểm định sách giáo khoa được thực hiện một cách toàn diện. Toàn quốc được chia ra làm các khu vực khác nhau, nhiều bộ sách giáo khoa theo khu vực được biên soạn và phát hành. Sách giáo khoa theo chế độ kiểm định được phát hành với số lượng lớn bao nhiêu tùy thuộc vào từng môn học và số lượng các nhà xuất bản đảm nhận biên soạn, phát hành sách giáo khoa của từng môn học cũng khác nhau.

Ở môn Xã hội, môn học mới được đưa vào trong trường tiểu học từ năm 1992, có đến 10 nhà xuất bản tham gia vào việc biên soạn và phát hành sách giáo khoa và các nhà xuất bản này đều cạnh tranh trong việc biên soạn nội dung sách giáo khoa có bản sắc riêng. Nếu phân chia một cách khái quát thì có 3 loại.

1. Sách giáo khoa dựa trên bản “Tiểu học giáo học đại cương” của Ủy ban giáo dục quốc gia với sự tham gia của 6 nhà xuất bản như: Nhà xuất bản Giáo dục nhân dân, Nhà xuất bản Giáo dục Tứ Xuyên .

2. Sách giáo khoa dựa trên bản “Giáo học đại cương” do bản thân địa phương biên soạn : Nhà xuất bản giáo dục Thượng Hải, Nhà xuất bản Giáo dục Chiết Giang.

3. Sách giáo khoa được biên soạn bởi các sở giáo dục địa phương : Nhà xuất bản giáo dục Giang Tô, Nhà xuất bản giáo dục Liêu Ninh. Trong đó có 8 nhà xuất bản xuất bản sách theo chế độ 6-3, 2 nhà xuất bản xuất bản sách theo chế độ 5-4(3). Ở trường trung học cơ sở và trường trung học thì chế độ kiểm định sách giáo khoa diễn ra muộn hơn bắt đầu từ cuối những năm 90. Tuy nhiên trên bình diện toàn quốc thì sách của Nhà xuất bản Giáo dục nhân dân có thị phần áp đảo.

Trong số những địa phương có môn Xã hội ở trường trung học cơ sở, chỉ có thành phố Thượng Hải và tỉnh Chiết Giang thực hiện biên soạn và tiến hành nội dung chương trình giáo dục độc lập. Sách giáo khoa kiểm định của nhà xuất bản Giáo dục Thượng Hải và nhà xuất bản Giáo dục Chiết Giang là những bộ sách giáo khoa có cấu tạo nội dung, quan điểm khác sách giáo khoa của nhà xuất bản Giáo dục nhân dân và có nhiều điểm thể hiện bản sắc riêng ở phần nội dung.

Nguyễn Quốc Vương dịch từ tiếng Nhật

Chú thích: (1) Giáo sư Kimata Kikyohiro trực tiếp quan sát, thu băng video giờ học này- ND (2) Thời lượng là 45 phút – ND (3) Ở Trung Quốc tồn tại cả hệ thống trường học 6-3( 6 năm tiểu học, 3 năm trung học cơ sở) và 5-4( 5 năm tiểu học và 4 năm trung học cơ sở)-ND

Lịch sử là một môn khoa học thuộc lĩnh vực Khoa học xã hội và nhân văn được thực hiện ở các cấp học từ Tiểu học tới Trung học cơ sở và Trung học phổ thông. Lịch sử là môn học nghiên cứu về quá khứ trải dài từ thời Cổ đại cho tới Hiện đại. Được coi là cuộc thám hiểm quan trọng đầy thách thức về quá khứ, Lịch sử làm sáng rõ sự hình thành và phát triển của xã hội loài người, tập trung tìm hiểu bản chất của những biến động, sự phát triển và lụi tàn của các nền văn hóa, vị thế của các quốc gia trong từng giai đoạn…

Học lịch sử giúp học sinh trả lời các câu hỏi chúng ta là ai? chúng ta đã làm gì để tồn tại và phát triển? Quá trình đặt câu hỏi và tìm kiếm câu trả lời, nguồn gốc, bản chất của các sự kiện, các vấn đề lịch sử sẽ hình thành và phát triển trí tò mò, tưởng tượng, sự sáng tạo và tư duy phản biện của học sinh khi bắt gặp nhiều quan điểm khác nhau. Trọng tâm của môn học gồm 2 nội dung lớn: Lịch sử thế giới, khu vực và Lịch sử Việt Nam.