Ấn Độ có thể sẽ gia hạn lệnh cấm xuất khẩu đường Tuesday - 10-09-2024 | 03:29:50 PM
Ấn Độ có thể sẽ gia hạn lệnh cấm xuất khẩu đường Tuesday - 10-09-2024 | 03:29:50 PM
Theo Tổng Công ty Lương thực Ấn Độ, tính đến ngày 1/7, tồn kho gạo của Ấn Độ là 48,51 triệu tấn, mức cao nhất từ trước đến nay và tăng gần 19% so với năm 2023. Bên cạnh đó, Cục khí tượng Ấn Độ dự báo trong thời gian từ tháng 7 đến tháng 9, thời tiết sẽ thuận lợi cho việc gieo trồng vụ Kharif (là vụ gieo trồng chính, cung cấp 80% tổng sản lượng lúa của Ấn Độ).
Tính đến ngày 8/7, diện tích trồng trọt tại Ấn Độ đạt 6 triệu ha, tăng 19% so với năm 2023. Do đó, trong bối cảnh nguồn cung gạo dự kiến tiếp tục tăng, nhu cầu gạo được đảm bảo, các kho dự trữ quá tải và tác động tiêu cực của lệnh cấm xuất khẩu gạo đến thị trường xuất khẩu, Chính phủ Ấn Độ đang xem xét điều chỉnh lệnh hạn chế xuất khẩu gạo theo hướng: Giảm giá xuất khẩu tối thiểu (MEP) của gạo basmati từ mức 950 USD/tấn xuống 800 – 850 USD/tấn; Giảm thuế xuất khẩu 20% đối với gạo đồ và đưa ra mức thuế cố định đối với các lô hàng xuất khẩu ra nước ngoài.
Ông Bùi Trung Thướng – Tham tán Thương mại Việt Nam tại Ấn Độ – thông tin, ngày 18/7 vừa qua, chúng tôi đã tháp từng với Đại sứ Việt Nam và làm việc với Tổng cục trưởng Tổng cục Ngoại Thương Ấn Độ và họ cho biết sẽ tổng hợp lại sản lượng gieo trồng và sản thu hoạch lúa gạo trong thời gian tới, nếu đảm bảo được nguồn cung lương thực thì Chính phủ sẽ thay đổi chính sách lúa gạo của Ấn Độ. Đây là một động thái hết sức quan trọng. Hiện, thị trường này đang xuất khẩu hơn 40% tổng lượng lúa gạo của toàn cầu. Một động thái của thị trường này sẽ ảnh hưởng đến thị trường lúa gạo toàn cầu, các nước xuất khẩu gạo, trong đó có Việt Nam.
Tại thị trường trong nước ngày 29/7, trên thị trường lúa, giá hôm nay điều chỉnh tăng nhẹ với một số mặt hàng so với ngày hôm qua: Lúa IR 50404 giá dao động quanh mốc 6.800 – 7.000 đồng/kg; lúa Đài thơm 8 ở mức giá 7.000 – 7.300 đồng/kg; lúa OM 5451 giá ở mức 6.900 – 7.100 đồng/kg, tăng 100 đồng/kg; lúa OM 18 có giá 7.200 – 7.300 đồng/kg; lúa OM 380 dao động từ 6.800 – 7.000 đồng/kg; lúa Nhật ở mức 7.800 – 8.000 đồng/kg; Nàng Hoa 9 giá 6.900 – 7.000 đồng/kg; lúa Nàng Nhen (khô) ở mức 20.000 đồng/kg.
Với mặt hàng gạo, giá gạo ổn định so với ngày hôm qua. Cụ thể, gạo nguyên liệu IR 504 hè thu ở mức 10.700 – 10.800 đồng/kg; gạo thành phẩm IR 504 duy trì ở mức 12.500 – 12.600 đồng/kg.
Trên thị trường xuất khẩu, giá gạo xuất khẩu của Việt Nam ghi nhận không có điều chỉnh so với ngày hôm qua. Theo Hiệp hội Lương thực Việt Nam (VFA), gạo 100% tấm ở mức 448 USD; gạo tiêu chuẩn 5% tấm giữ vững ở mức 559 USD/tấn; gạo 25% tấm ở mức 535 USD/tấn.
Việc không ghi nhận sự điều chỉnh giá gạo xuất khẩu tại thời điểm này giúp doanh nghiệp có sự chủ động hơn và dễ dàng thu mua lúa. Dự báo, cho thấy giá gạo sẽ hồi phục trong thời gian tới khi nhu cầu nhập khẩu gạo vào dịp cuối năm thường tăng từ các khách hàng truyền thống của Việt Nam.
Theo Báo cáo của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, 6 tháng đầu năm 2024, Việt Nam đã xuất khẩu gần 4,7 triệu tấn gạo, đạt kim ngạch gần 3 tỉ USD, tăng 10,4% về lượng và tăng đến 32% về giá trị so với cùng kỳ năm 2023, nhờ giá xuất khẩu duy trì ở mức cao.
Mặt bằng giá gạo xuất khẩu của Việt Nam đã tăng kể từ ngày 20/7/2023, khi Ấn Độ – nước xuất khẩu gạo lớn nhất thế giới, công bố lệnh cấm xuất khẩu gạo trắng 5% tấm để đảm bảo an ninh lương thực và bình ổn giá gạo nội địa. Giá gạo 5% tấm của Việt Nam hiện tại cao hơn cùng kỳ năm trước khoảng 60 USD/tấn; còn sản lượng xuất khẩu tăng mạnh ngay từ đầu năm và đạt con số cao kỷ lục.
Mới đây, theo báo cáo của Thương vụ Đại sứ quán Việt Nam tại Singapore 6 tháng đầu năm 2024, xuất khẩu gạo của Việt Nam sang Singapore đạt 73,40 triệu Đô la Singapore (SGD) (hơn 54,6 triệu USD), tăng 54,67% so với cùng kỳ năm 2023. Chiếm 32,69% thị phần, Việt Nam vẫn giữ vị trí là quốc gia xuất khẩu gạo lớn nhất sang Singapore trong 6 tháng đầu năm 2024. Đáng chú ý, việc tận dụng cơ hội từ lệnh cấm xuất khẩu các loại gạo ngoài basmati của Ấn Độ đã đưa gạo tẻ trắng Việt Nam chiếm thị phần lớn nhất tại Singapore (chiếm 48,62%).
Hơn một năm sau lệnh cấm xuất khẩu gạo của Ấn Độ, điều các doanh nghiệp xuất khẩu gạo của Việt Nam quan tâm lúc này đó là nếu Ấn Độ dỡ bỏ lệnh cấm xuất khẩu gạo thì hoạt động xuất khẩu gạo của Việt Nam có thể bị ảnh hưởng.
Theo GS-TS Bùi Chí Bửu – Nguyên Viện trưởng Viện Khoa học kỹ thuật nông nghiệp miền Nam, nếu Ấn Độ bỏ lệnh cấm xuất khẩu gạo sẽ khiến nguồn cung trên thị trường thế giới tăng nên giá sẽ giảm. Tuy nhiên, trong trường hợp đó khả năng họ sẽ xả kho dự trữ và bán gạo cho các thị trường truyền thống như châu Phi, Trung Đông, nên không ảnh hưởng nhiều đến các thị trường truyền thống của Việt Nam. Tuy nhiên, đây là giai đoạn nhạy cảm, các doanh nghiệp cũng không nên chủ quan.
Còn theo ông Nguyễn Như Cường – Cục trưởng Cục Trồng trọt (Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn), Ấn Độ là nước xuất khẩu gạo lớn nhất thế giới, chiếm khoảng 40% sản lượng. Do đó, tất cả các động thái, quyết định liên quan đến xuất khẩu gạo của nước này đều có tác động đến tất cả các nước xuất khẩu gạo, trong đó có Việt Nam và Thái Lan, đây là những nước nước xuất khẩu gạo lớn.
Theo đó, ảnh hưởng đầu tiên đó là nhu cầu sản lượng nhập gạo của các đối tác của Việt Nam. Khi các đối tác có thêm lựa chọn từ nhà cung cấp Ấn Độ, gạo của Việt Nam sẽ bị cạnh tranh, có thể sản lượng sẽ ít đi. Tác động thứ hai đó là giảm giá gạo xuất khẩu.
Tuy nhiên, theo ông Nguyễn Như Cường, qua theo dõi tình hình hiện nay, nhu cầu gạo của thế giới vẫn cao và sản lượng không phải là quá dư thừa nên nếu Ấn Độ có gỡ bỏ lệnh hạn chế xuất khẩu gạo trắng thì cũng ít ảnh hưởng đến xuất khẩu của Việt Nam.
https://congthuong.vn/lenh-cam-xuat-khau-gao-cua-an-do-nhung-dong-thai-moi-nhat-335429.html
Đây là lệnh tạm dừng xuất khẩu đường lần đầu tiên trong 7 năm qua. Lượng mưa ở các khu vực trồng mía hàng đầu của Ấn Độ thấp hơn 50% so với mức trung bình trong năm nay nên sản lượng đường của quốc gia này có thể giảm tới 3,3% xuống còn 31,7 triệu tấn trong niên vụ bắt đầu từ tháng 10.
Theo tổ chức Đường quốc tế, Ấn Độ là nước xuất khẩu đường lớn thứ hai thế giới sau Brazil và quốc gia tiêu thụ cũng như sản xuất lớn nhất nhưng mùa này chỉ xuất khẩu 6,1 triệu tấn so với 11,1 triệu tấn trong niên vụ 2021-2022.
Sau thông tin Ấn Độ cấm xuất khẩu đường, giá đường ở Hoa Kỳ tăng 29% vào ngày 23.8 so với năm ngoái. Theo dữ liệu mới nhất của cục Thống kê lao động, tháng trước người dân ở Hoa Kỳ trả thêm 9,7% để mua đường và các sản phẩm tạo ngọt so với tháng 7.2022.
Trước đó, hãng tin AP đưa tin rằng Ấn Độ cũng cấm xuất khẩu gạo tẻ thường. Ấn Độ là nước xuất khẩu gạo lớn nhất thế giới, chiếm tới 40% thị trường toàn cầu.
Nguồn cung gạo toàn cầu đang gặp thách thức. Trong hai thập niên qua, sản lượng gạo của Trung Quốc sụt giảm. Nông dân ở Pakistan và California cũng chứng kiến tình trạng sụt giảm sản lượng gạo do thời tiết bất thường.
Ở Texas, những đợt nắng nóng kéo dài suốt mùa hè làm cây cối khô héo và chết, ảnh hưởng mạnh đến người trồng lúa mì. Hạn hán cũng ảnh hưởng đến sản lượng bông và ngô ở vùng Tây và Tây Nam nước Mỹ.
Còn tại Iowa, hạn hán tiếp tục xảy ra trong mùa hè này. Đây là năm thứ ba liên tiếp. Người trồng việt quất và dâu tây ở đó bắt đầu lo lắng vì mất mùa. Một nông dân nói với Cedar Rapids Gazette rằng đây là năm tồi tệ nhất mà ông từng trải qua trong 56 năm.
Nhiều đợt nắng nóng khắc nghiệt xảy ra ở mọi nơi trên thế giới trong mùa hè này. Tổ chức Khí tượng thế giới tuyên bố tháng 7 là tháng nóng nhất trong lịch sử và một số nơi, như miền Trung Texas, đang tiếp tục hứng chịu đợt nắng nóng trong tháng này.
Trong nhiều tuần qua, miền nam nước Mỹ chứng kiến nhiệt độ tăng cao hơn mức bình thường. Ngày 23.8, cơ quan Giám sát hạn hán Hoa Kỳ cảnh báo hạn hán xảy ra ở nhiều nơi ở Texas, Louisiana, New Mexico, Kansas, Nebraska, Iowa, Arkansas, Minnesota và Michigan. Một số khu vực ở Florida đang trải qua năm khô hạn nhất từ trước đến nay.
Giấc mơ nền kinh tế trị giá 10 ngàn tỉ USD của Ấn Độ có nguy cơ trở thành ác mộngPAG đầu tư 200 triệu USD vào hãng dược Ấn Độ RK PharmaReliance Industries xây dựng trung tâm dữ liệu mới ở Ấn Độ
Theo forbes.baovanhoa.vn (https://forbes.baovanhoa.vn/an-do-se-cam-xuat-khau-duong)