Năm 2024, học phí Trường Đại học Y Hà Nội dự kiến ở mức 15 triệu đồng/năm đến 55,2 triệu đồng/năm.
Năm 2024, học phí Trường Đại học Y Hà Nội dự kiến ở mức 15 triệu đồng/năm đến 55,2 triệu đồng/năm.
Căn cứ theo khoản 3 Điều 20 Luật Giáo dục đại học 2012 được sửa đổi bởi khoản 14 Điều 1 Luật Giáo dục đại học sửa đổi 2018, Hiệu trưởng cơ sở giáo dục đại học có các nhiệm vụ và quyền hạn dưới đây:
- Là người đại diện theo pháp luật và là chủ tài khoản của cơ sở giáo dục đại học, trừ trường hợp quy chế tổ chức và hoạt động của cơ sở giáo dục đại học tư thục, cơ sở giáo dục đại học tư thục hoạt động không vì lợi nhuận có quy định khác.
- Tổ chức thực hiện hoạt động chuyên môn, học thuật, tổ chức, nhân sự, tài chính, tài sản, hợp tác trong nước, quốc tế, hoạt động khác theo quy định của pháp luật, quy chế tổ chức và hoạt động của cơ sở giáo dục đại học và quyết định của hội đồng trường, hội đồng đại học.
- Trình văn bản thuộc thẩm quyền ban hành của hội đồng trường, hội đồng đại học sau khi tổ chức lấy ý kiến của tổ chức, đơn vị, cá nhân có liên quan trong cơ sở giáo dục đại học; ban hành quy định khác của cơ sở giáo dục đại học theo quy chế tổ chức và hoạt động của cơ sở giáo dục đại học;
- Đề xuất hội đồng trường, hội đồng đại học xem xét bổ nhiệm, miễn nhiệm, bãi nhiệm chức danh quản lý thuộc thẩm quyền của hội đồng trường, hội đồng đại học; thực hiện bổ nhiệm, miễn nhiệm, bãi nhiệm chức danh quản lý khác của cơ sở giáo dục đại học, quyết định dự án đầu tư theo quy chế tổ chức và hoạt động của cơ sở giáo dục đại học.
- Hằng năm, báo cáo trước hội đồng trường, hội đồng đại học về kết quả thực hiện nhiệm vụ của hiệu trưởng cơ sở giáo dục đại học và ban giám hiệu, tài chính, tài sản của cơ sở giáo dục đại học; thực hiện công khai, minh bạch thông tin; thực hiện chế độ báo cáo và chịu sự thanh tra, kiểm tra của cơ quan có thẩm quyền; thực hiện trách nhiệm giải trình trong phạm vi nhiệm vụ và quyền hạn được giao.
- Thực hiện nhiệm vụ và quyền hạn khác theo quy định của pháp luật; chịu trách nhiệm trước pháp luật, trước hội đồng trường, hội đồng đại học và các bên liên quan; chịu sự giám sát của cá nhân, tổ chức có liên quan về việc thực hiện nhiệm vụ và quyền hạn được giao.
Sinh viên ngành Y khoa trong một tiết thực hành (Ảnh: T.H).
Ở khối công lập, Trường ĐH Y Dược Cần Thơ vừa công bố dự kiến mức thu học phí bình quân với chương trình đại trà năm học tới là 37,6 triệu đồng/năm, tăng 13 triệu đồng so với mức 24,6 triệu đồng hiện nay. Hiện trường chưa công bố học phí chi tiết với từng ngành học.
Năm 2022, học phí cao nhất của Trường ĐH Y Dược Cần Thơ cao nhất là 44,1 triệu đồng/năm đối với các ngành y, răng - hàm - mặt và dược.
Theo đề án tuyển sinh của Trường ĐH Y Dược TPHCM, nhiều ngành đào tạo tăng học phí ở mức từ 3-8 triệu đồng/năm. Ngành răng - hàm - mặt có mức học phí cao nhất, khoảng 77 triệu đồng/năm học (10 tháng).
Nhà trường cũng thông báo lộ trình dự kiến tăng học phí tối đa 10% cho từng năm.
Cụ thể, mức học phí áp dụng cho năm 2023 tại trường dự kiến như sau:
Học phí của Trường ĐH Y dược TPHCM năm 2023 (Ảnh: N.T).
Năm 2023, Khoa Y - Đại học Quốc gia TPHCM tuyển sinh 5 ngành với mức học phí tăng theo lộ trình. Mức dự kiến cụ thể như sau: Ngành y khoa, dược, răng - hàm - mặt, y học cổ truyền: 55 triệu đồng/năm; ngành điều dưỡng 40 triệu đồng/năm. Mức học phí này tăng từ 3-6 triệu đồng so với năm 2022.
Khoa Y dược (ĐH Đà Nẵng) cho biết mức thu học phí đối với năm học 2023-2024 theo quy định tại Nghị định số 81/2021/NĐ-CP ngày 27/8/2021 của Chính phủ là 27,6 triệu đồng/năm đối với ngành y khoa, răng - hàm - mặt, dược học. Riêng ngành điều dưỡng có mức thu 20,9 triệu đồng/năm.
Mức học phí các năm còn lại tăng theo lộ trình do Nhà nước quy định.
Sinh viên nước ngoài học khối ngành sức khỏe tại một trường đại học ở TPHCM (Ảnh: T.H).
Trường ĐH Kỹ thuật Y dược Đà Nẵng cũng dự kiến nâng học phí từ 18,5 đến 24,5 triệu đồng/năm lên 20,9 đến 27,6 triệu đồng/năm trong năm học 2023-2024.
Học phí nhóm ngành sức khỏe của Trường ĐH Bà Rịa - Vũng Tàu được tính theo tín chỉ. Học phí năm thứ nhất của ngành dược học là 1,38 triệu đồng/tín chỉ; điều dưỡng là 1,12 triệu đồng/tín chỉ). Từ năm thứ hai trở đi, học phí có thể được điều chỉnh tăng không quá 8% so với đơn giá tín chỉ của năm học trước đó.
Ở khối ngoài công lập, theo công bố của Trường ĐH Tân Tạo, học phí y khoa bình quân 150 triệu đồng/năm, ngành điều dưỡng và kỹ thuật xét nghiệm y học là 40 triệu đồng/năm.
Còn phía Trường ĐH Văn Lang, đối với ngành răng - hàm - mặt, mức học phí dự kiến dao động khoảng 200 triệu đồng/năm, y khoa từ 170 đến 196 triệu đồng/năm. Các ngành thuộc khối sức khỏe còn lại như điều dưỡng, dược học, kỹ thuật xét nghiệm y khoa sẽ có học phí theo tín chỉ từ 1,3 đến 2,1 triệu đồng/tín chỉ. Mức học phí của các năm tiếp theo có thể thay đổi nhưng không tăng quá 8% so với mức học phí chuẩn.
Ở chiều ngược lại, học phí Trường ĐH Quốc tế Hồng Bàng giảm mạnh. Ở chương trình đại trà, học phí ngành răng - hàm - mặt, y đa khoa là 180 triệu đồng/năm; y học cổ truyền 90 triệu đồng/năm, dược học 60 triệu đồng/năm.
Các ngành: điều dưỡng, kỹ thuật xét nghiệm y học, kỹ thuật phục hồi chức năng, hộ sinh, dinh dưỡng, y tế công cộng có mức học phí 55 triệu đồng/năm.
Với chương trình tiếng Anh, học cùng sinh viên quốc tế, học phí ngành răng - hàm - mặt, y đa khoa là 220 triệu đồng/năm; dược học 100 triệu đồng/năm; các ngành khác 100 triệu đồng/năm.
Như vậy, học phí ngành răng - hàm - mặt, y đa khoa cả 2 hệ của trường này đều giảm tới 30 triệu đồng so với năm 2022.
Cùng với đó, nhiều trường ĐH đào tạo khối sức khỏe đã công bố thông tin tuyển sinh nhưng chưa công bố học phí như: Trường ĐH Nguyễn Tất Thành, Trường Đại học Y Hà Nội, Trường ĐH Y Dược - ĐH Huế, Trường ĐH Tây Nguyên...
Căn cứ theo Đề án tuyển sinh Trường Đại học Y dược Cần Thơ năm 2024, mức học phí Trường Đại học Y dược Cần Thơ năm 2024 dự kiến cho sinh viên chính quy, lộ trình tăng học phí tối đa cho từng năm như sau:
Xem thêm nội dung Đề án tuyển sinh Trường Đại học Y dược Cần Thơ năm 2024: Tại đây
Học phí Trường Đại học Y dược Cần Thơ năm 2024 là bao nhiêu? (Hình từ Internet)
Căn cứ theo điểm b khoản 4 Điều 16 Luật Giáo dục đại học 2012 được sửa đổi bởi khoản 10 Điều 1 Luật Giáo dục đại học sửa đổi 2018 quy định như sau:
Như vậy, Chủ tịch hội đồng trường đại học công lập sẽ do hội đồng trường bầu trong số các thành viên của hội đồng trường theo nguyên tắc đa số, bỏ phiếu kín và được cơ quan quản lý có thẩm quyền ra quyết định công nhận.
Trường hợp thành viên ngoài trường đại học trúng cử chủ tịch hội đồng trường thì phải trở thành cán bộ cơ hữu của trường đại học.
Lưu ý: Chủ tịch hội đồng trường không kiêm nhiệm các chức vụ quản lý trong trường đại học.