Dự Hội nghị có ông Đinh Mạnh Thắng, Phó Chủ tịch Hiệp hội Du lịch Việt Nam, Chủ tịch Hiệp hội Du lịch Thừa Thiên Huế. Lãnh đạo các sở Du lịch, Văn hóa và Thể thao TP. Đà Nẵng, Trung tâm Xúc tiến Du lịch, Hiệp hội Du lịch TP Đà Nẵng. Đại diện Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch 6 tỉnh Việt Bắc, gần 40 doanh nghiệp, công ty Lữ hành tại TP. Đà Nẵng.
Dự Hội nghị có ông Đinh Mạnh Thắng, Phó Chủ tịch Hiệp hội Du lịch Việt Nam, Chủ tịch Hiệp hội Du lịch Thừa Thiên Huế. Lãnh đạo các sở Du lịch, Văn hóa và Thể thao TP. Đà Nẵng, Trung tâm Xúc tiến Du lịch, Hiệp hội Du lịch TP Đà Nẵng. Đại diện Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch 6 tỉnh Việt Bắc, gần 40 doanh nghiệp, công ty Lữ hành tại TP. Đà Nẵng.
Khoản 2 Điều 27 Bộ luật Lao động 2019 đã quy định về hủy bỏ thỏa thuận thử việc như sau: Trong thời gian thử việc, mỗi bên có quyền hủy bỏ hợp đồng thử việc hoặc hợp đồng lao động đã giao kết mà không cần báo trước và không phải bồi thường.
Theo Điều 25 Bộ luật Lao động 2019, thời gian thử việc do hai bên thỏa thuận căn cứ vào tính chất và mức độ phức tạp của công việc nhưng chỉ được thử việc một lần đối với một công việc và bảo đảm điều kiện sau đây:
- Không quá 180 ngày đối với công việc của người quản lý doanh nghiệp theo quy định của Luật Doanh nghiệp, Luật Quản lý, sử dụng vốn nhà nước đầu tư vào sản xuất, kinh doanh tại doanh nghiệp;
- Không quá 60 ngày đối với công việc có chức danh nghề nghiệp cần trình độ chuyên môn, kỹ thuật từ cao đẳng trở lên;
- Không quá 30 ngày đối với công việc có chức danh nghề nghiệp cần trình độ chuyên môn, kỹ thuật trung cấp, công nhân kỹ thuật, nhân viên nghiệp vụ;
- Không quá 06 ngày làm việc đối với công việc khác.
Căn cứ điều 26 Bộ luật Lao động 2019, tiền lương của NLĐ trong thời gian thử việc do hai bên thỏa thuận nhưng ít nhất phải bằng 85% mức lương của công việc đó.
Điều 27 Bộ luật Lao động 2019 quy định khi kết thúc thời gian thử việc, người sử dụng lao động phải thông báo kết quả thử việc cho NLĐ.
- Trường hợp thử việc đạt yêu cầu thì người sử dụng lao động tiếp tục thực hiện hợp đồng lao động đã giao kết đối với trường hợp thỏa thuận thử việc trong hợp đồng lao động hoặc phải giao kết hợp đồng lao động đối với trường hợp giao kết hợp đồng thử việc.
- Trường hợp thử việc không đạt yêu cầu thì chấm dứt hợp đồng lao động đã giao kết hoặc hợp đồng thử việc.
Yên Bái là một tỉnh miền núi phía Bắc nằm ở trung tâm vùng núi và trung du Bắc bộ Việt Nam, phía Tây Bắc giáp tỉnh Lào Cai và tỉnh Lai Châu; phía Đông và Đông Bắc giáp tỉnh Hà Giang và tỉnh Tuyên Quang; phía Đông Nam giáp tỉnh Phú Thọ và phía Tây giáp tỉnh Sơn La. Tổng diện tích tự nhiên của tỉnh là 6.886,28 km2, xếp thứ 8 so với 12 tỉnh thuộc vùng núi và trung du phía Bắc về quy mô đất đai.
Toàn tỉnh có 9 đơn vị hành chính, gồm các huyện: Trạm Tấu, Mù Cang Chải, Văn Chấn, Văn Yên, Lục Yên, Trấn Yên, Yên Bình; thành phố Yên Bái; thị xã Nghĩa Lộ, với 180 xã, phường, thị trấn.
Với vị trí địa lý là cửa ngõ miền Tây Bắc, nằm trên trung điểm của một trong những tuyến hành lang kinh tế chủ lực Côn Minh – Lào Cai – Hà Nội – Hải Phòng, có hệ thống giao thông tương đối đa dạng đã tạo điều kiện và cơ hội thuận lợi để Yên Bái tăng cường hội nhập và giao lưu kinh tế thương mại, phát triển văn hóa xã hội…không chỉ với các tỉnh trong vùng, các trung tâm kinh tế lớn trong cả nước mà còn cả trong giao lưu kinh tế quốc tế, đặc biệt là với các tỉnh phía Tây Nam của Trung Quốc và các nước trong khối ASEAN.
Yên Bái nằm ở vùng núi phía Bắc, có đặc điểm địa hình cao dần từ Đông Nam lên Tây Bắc và được kiến tạo bởi 3 dãy núi lớn đều có hướng chạy Tây Bắc – Đông Nam: phía Tây có dãy Hoàng Liên Sơn – Pú Luông nằm kẹp giữa sông Hồng và sông Đà, tiếp đến là dãy núi cổ Con Voi nằm kẹp giữa sông Hồng và sông Chảy, phía Đông có dãy núi đá vôi nằm kẹp giữa sông Chảy và sông Lô. Địa hình khá phức tạp nhưng có thể chia thành 2 vùng lớn: vùng cao và vùng thấp. Vùng cao có độ cao trung bình 600 m trở lên, chiếm 67,56% diện tích toàn tỉnh. Vùng này dân cư thưa thớt, có tiềm năng về đất đai, lâm sản, khoáng sản, có khả năng huy động vào phát triển kinh tế - xã hội. Vùng thấp có độ cao dưới 600 m, chủ yếu là địa hình đồi núi thấp, thung lũng bồn địa, chiếm 32,44 % diện tích tự nhiên toàn tỉnh.
Yên Bái nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa, nhiệt độ trung bình là 22 - 230C; (cao nhất từ 37-390C, thấp nhất từ 2-40C); tổng nhiệt độ trong năm từ 7.500- 8.0000 C lượng mưa trung bình 1.500 – 2.200 mm/năm; độ ẩm trung bình 83 – 87%, thuận lợi cho việc phát triển nông – lâm nghiệp. Dựa trên yếu tố địa hình khí hậu, có thể chia Yên Bái thành 5 tiểu vùng khí hậu. Tiểu vùng Mù Cang Chải với độ cao trung bình 900 m, nhiệt độ trung bình 18 – 200C, có khi xuống dưới 00C về mùa đông, thích hợp phát triển các loại động, thực vật vùng ôn đới. Tiểu vùng Văn Chấn – nam Văn Chấn, độ cao trung bình 800 m, nhiệt độ trung bình 18 – 200C, phía Bắc là tiểu vùng mưa nhiều, phía Nam là vùng mưa ít nhất tỉnh, thích hợp phát triển các loại động, thực vật á nhiệt đới, ôn đới. Tiểu vùng Văn Chấn – Tú Lệ, độ cao trung bình 200 – 400 m, nhiệt độ trung bình 21 – 320C, thích hợp phát triển các loại cây lương thực, thực phẩm, chè vùng thấp, vùng cao, cây ăn quả và cây lâm nghiệp. Tiểu vùng nam Trấn Yên, Văn Yên, thành phố Yên Bái, Ba Khe, độ cao trung bình 70 m, nhiệt độ trung bình 23 – 240C, là vùng mưa phùn nhiều nhất tỉnh, có điều kiện phát triển cây lương thực, thực phẩm, cây công nghiệp, lâm nghiệp, cây ăn quả. Tiểu vùng Lục Yên – Yên Bình độ cao trung bình dưới 300 m, nhiệt độ trung bình 20 – 230C, là vùng có mặt nước nhiều nhất tỉnh, có hồ Thác Bà rộng 19.050 ha, có điều kiện phát triển cây lương thực, thực phẩm, lâm nghiệp và nuôi trồng thuỷ sản, có tiềm năng du lịch.
Yên Bái có tổng diện tích đất tự nhiên là 6.886,28 km2. Trong đó diện tích nhóm đất nông nghiệp là 5.850,9 km2, chiếm 84,96% diện tích đất tự nhiên, diện tích nhóm đất phi nông nghiệp 537,11 km2 chiếm 7,80%, diện tích đất chưa sử dụng là 498,28 km2 chiếm 7,24%. Tỷ lệ che phủ của rừng đạt khoảng trên 62%, đứng thứ 2 trong cả nước.
Tỉnh Yên Bái có nhiều loại đất thích hợp cho trồng lúa nước, cây mầu, cây công nghiệp hàng năm và cây công nghiệp lâu năm, trồng rừng phòng hộ và trồng rừng kinh tế... tập trung vào các loại đất điển hình sau: Đất phù sa, chiếm 1,33% diện tích tự nhiên của tỉnh; đất xám, chiếm 82,57%; đất đỏ, chiếm 1,76%; đất mùn alít, chiếm 8,1%.
Yên Bái là tỉnh có thế mạnh để phát triển công nghiệp chế biến gỗ và các sản phẩm từ lâm nghiệp với diện tích rừng tự nhiên có 231.563,7 ha, diện tích rừng trồng 174.667,1 ha, sản lượng có thể khai thác đạt gần 200.000 m3 gỗ các loại như keo, bồ đề, bạch đàn… và trên 120.000 tấn tre, vầu, nứa.
Tổng diện tích cây chè của toàn tỉnh là 11.450 ha, sản lượng chè búp tươi đạt khoảng 90.812 tấn với vùng chè tập trung ở các huyện Văn Chấn 4.170 ha, Trấn Yên 1.954 ha, Yên Bình 1.925 ha. Yên Bái có diện tích quế lớn nhất nước và chất lượng quế thuộc vào loại tốt nhất, với diện tích 30.000 ha, trồng tập trung ở các huyện Văn Yên (16.000 ha), huyện Trấn Yên (6.600 ha), huyện Văn Chấn (5.000 ha). Sản lượng hàng năm thu hoạch từ 2.000 - 3.000 tấn vỏ quế khô/năm. Diện tích sắn tại tỉnh hiện có khoảng trên 15.000 ha, sản lượng đạt gần 300.000 tấn/năm, tập trung tại các huyện Văn Yên (trên 6.400 ha), Yên Bình (trên 3.300 ha).
Với trên 2.000 ha đồng cỏ và có thể tận dụng cỏ dưới tán rừng, vườn rừng là lợi thế lớn trong phát triển chăn nuôi các loại trâu, bò, dê... và các loại gia cầm.
Yên Bái có 3 hệ thống sông suối lớn: sông Hồng, sông Chảy và suối Nậm Kim với tổng chiều dài 320 km có diện tích lưu vực trên 3.400 km2. Hệ thống chi lưu phân bố tương đối đồng đều trên toàn tỉnh. Do đặc điểm sông, suối đều bắt nguồn từ núi cao, có độ dốc lớn nên dồi dào về tiềm năng thuỷ điện và cung cấp nước cho sản xuất và sinh hoạt của nhân dân.
Sông Hồng chảy qua địa phận Yên Bái dài 100 km, với 48 ngòi suối phụ lưu (trong đó có 4 ngòi lớn: Ngòi Thia, Ngòi Hút, Ngòi Lâu và Ngòi Lao), diện tích lưu vực 2.700 km2. Sông Chảy chảy qua địa phận Yên Bái dài 95 km, với 32 chi lưu, diện tích lưu vực 2.200 km2. Do có độ dốc lớn nên phần hạ lưu đã xây dựng Nhà máy thuỷ điện Thác Bà là nhà máy thuỷ điện đầu tiên của Việt Nam. Suối Nậm Kim có tổng diện tích lưu vực 600 km2 là chi nhánh hệ thống sông Đà, có độ dốc lớn nên có khả năng phát triển thuỷ điện.
Hệ thống ao hồ với diện tích 20.913 ha, trong đó hồ Thác Bà có diện tích trên 19.000 ha là tiềm năng để phát triển các ngành du lịch và nuôi trồng thuỷ sản.
Rừng và đất rừng là tài nguyên và tiềm năng của tỉnh. Với hệ thống thực vật rất phong phú và đa dạng, gồm nhiều loại, nhiều họ khác nnhau, có đủ các lâm sản quý hiếm; các cây dược liệu quý, các cây lâm sản khác như tre, nứa, vầu. Theo số liệu thống kê đất đai đến năm 2015, diện tích đất lâm nghiệp của tỉnh có 466.858,69 ha, chiếm 68,78% diện tích tự nhiên, trong đó:
- Đất rừng sản xuất có 291.732,03 ha, chiếm 42,36% diện tích tự nhiên;tập trung ở vùng sản xuất nguyên liệu giấy (gồm các huyện Yên Bình, Trấn Yên, Lục Yên, vùng thấp Văn Yên, vùng ngoài Văn Chấn) và vùng trồng cây đặc sản quế (gồm các huyện Văn Yên, Trấn Yên và phân bố rải rác ở các huyện khác: Văn Chấn, thị xã Yên Bái, Yên Bình, Lục Yên).
- Đất rừng phòng hộ có 138.949,34 ha, chiếm 20,17% diện tích tự nhiên; phân bố chủ yếu ở 3 khu vực: khu vực rừng phòng hộ sông Đà (gồm các huyện Mù Cang Chải, Trạm Tấu và một phần Văn Chấn), khu vực rừng phòng hộ sông Hồng (gồm các huyện Trấn Yên, Văn Yên, Văn Chấn và thành phố Yên Bái) và khu vực rừng phòng hộ sông Chảy (gồm các huyện Yên Bình, Lục Yên).
- Đất rừng đặc dụng có 36.147,32 ha, chiếm 5,25% diện tích tự nhiên phân bố tại huyện Mù Cang Chải và huyện Văn Yên.
Tài nguyên khoáng sản của tỉnh Yên Bái tương đối đa dạng, phong phú về chủng loại với 257 mỏ và điểm mỏ thuộc các nhóm năng lượng, vật liệu xây dựng, khoáng chất công nghiệp, kim loại và nước khoáng … Tỉnh Yên Bái có trữ lượng đá vôi trắng trên 2,4 tỷ m3; kim loại có quặng sắt trữ lượng khoảng 200 triệu tấn, quặng grafit, quặng chì kẽm, quặng vàng gốc, thạch anh … Khoáng sản vật liệu xây dựng cũng là tiềm năng nguyên liệu rất lớn để sản xuất xi măng, sản xuất đá ốp lát các loại và sản xuất vật liệu xây dựng với trữ lượng vật liệu xây dựng thông thường trên 450 triệu tấn; trữ lượng Kaolin, Felspat trên 15 triệu tấn.
Yên Bái nằm ở vùng Tây Bắc của tổ quốc tiếp giáp với Đông Bắc. Phía đông bắc giáp hai tỉnh Tuyên Quang và Hà Giang, phía đông nam giáp tỉnh Phú Thọ, phía tây nam giáp tỉnh Sơn La, phía tây bắc giáp hai tỉnh Lai Châu và Lào Cai. Tổng diện tích đất tự nhiên toàn tỉnh là 688.627,64 ha. Năm 2015, tổng dân số toàn tỉnh là 792.710 người. Mật độ dân số bình là 114 người/km2.
Yên Bái bao gồm 01 thành phố, 01 thị xã và 07 huyện với tổng số 180 xã, phường, thị trấn (157 xã và 23 phường, thị trấn) trong đó có 70 xã vùng cao và 62 xã đặc biệt khó khăn được đầu tư theo các chương trình phát triển kinh tế - xã hội của Nhà nước. Có 2 huyện vùng cao Trạm Tấu, Mù Cang Chải (đồng bào Mông chiếm trên 80%) nằm trong 61 huyện nghèo, đặc biệt khó khăn của cả nước…
Các phường: Yên Thịnh, Đồng Tâm, Minh Tân, Nguyễn Phúc, Nguyễn Thái Học, Hồng Hà, Yên Ninh, Nam Cường, Hợp Minh.
Các xã: Minh Bảo, Tân Thịnh, Tuy Lộc, Văn Phú, Văn Tiến, Giới Phiên, Phúc Lộc và Âu Lâu.
Các phường: Trung Tâm, Tân An, Cầu Thia và Pú Trạng.
Thị trấn Yên Thế, các xã: Tân Phượng, Lâm Thượng, Khánh Thiện, Minh Chuẩn, Khai Trung, Mai Sơn, An Lạc, Tô Mậu, Khánh Hòa, Động Quan, Trúc Lâu, Phúc Lợi, Trung Tâm, An Phú, Phan Thanh, Minh Tiến. Tân Lập, Liễu Đô, Vĩnh Lạc, Mường Lai, Xuân Minh, Yên Thắng, Tân Lĩnh
Thị trấn Mù Cang Chải, các xã: Kim Nọi, Hồ Bốn, Chế Tạo, Khao Mang, Dế Su Phình, Chế Cu Nha, Cao Phạ, Púng Luông, Nậm Khắt, Mồ Dề, Nậm Có, La Pán Tẩn và Lao Chải.
Thị trấn Trạm Tấu và các xã: Bản Mù, Bản Công, Xà Hồ, Hát Lừu, Trạm Tấu, Pá Hu, Làng Nhì, Tà Si Láng, Phình Hồ, Pá Lau và Túc Đán
Thị trấn Cổ Phúc và các xã Vân Hội, Tân Đồng, Hưng Khánh, Đào Thịnh, Xã Hồng Ca, Việt Cường, Lương Thịnh, Hòa Cuông, Báo Đáp, Cường Thịnh, Minh Quán, Nga Quán, Quy Mông, Kiên Thành, Y Can, Minh Tiến, Việt Thành, Bảo Hưng, Việt Hồng, Minh Quân, Hưng Thịnh.
Thị trấn Sơn Thịnh, Nông Trường Liên Sơn, Nông Trường Nghĩa Lộ, Nông Trường Trần Phú và các xã: Suối Bu, Suối Giàng, Suối Quyền, Đồng Khê, Tân Thịnh, Chấn Thịnh, Thượng Bằng La, Minh An, Nghĩa Tâm, Bình Thuận, Đại Lịch, Phù Nham,Thanh Lương, Thạch Lương, Hạnh Sơn, Phúc Sơn, Nghĩa Sơn, Sơn Lương, Nậm Lành, An Lương, Nậm Mười, Sùng Đô, Gia Hội, Nậm Búng, Tú Lệ, Cát Thịnh, Sơn A
Thị trấn Mậu A và các xã Lang Thíp, Châu Quế Thượng, Châu Quế Hạ, Lâm Giang, An Bình, Quang Minh, Đông An, Phong Dụ Hạ, Phong Dụ Thượng, Xuân Tầm, Tân Hợp, Đông Cuông, Mậu Đông, Ngòi A, Yên Thái, Yên Hưng, Yên Hợp, Xuân Ái, Hoàng Thắng, Viễn Sơn, Mỏ Vàng, Nà Hẩu, Đại Sơn, Đại Phác, Yên Phú.
Thị trấn Yên Bình, Thác Bà và các xã Phú Thịnh, Văn Lãng, Tích Cốc, Cảm Ân, Phúc Ninh, Bảo Ái, Mỹ Gia, Tân Nguyên, Yên Thành, Xuân Long, Phúc An, Cẩm Nhân, Vũ Linh, Ngọc Chấn, Yên Bình, Xuân Lai, Vĩnh Kiên, Bạch Hà, Hán Đà, Mông Sơn, Thịnh Hưng, Tân Hương, Đại Đồng, Đại Minh.
1. Những lĩnh vực kinh tế lợi thế
Yên Bái có lợi thế để phát triển ngành nông – lâm sản gắn với vùng nguyên liệu: trồng rừng và chế biến giấy, bột giấy, ván nhân tạo; trồng và chế biến quế, chè, cà phê; trồng và chế biến sắn, hoa quả; nuôi trồng và chế biến thuỷ sản. Với nguồn khoáng sản phong phú, tỉnh có điều kiện thuận lợi trong việc khai thác và chế biến khoáng sản như: đá quý, cao lanh, fenspat, bột cácbonnát canxi, sắt…và sản xuất vật liệu xây dựng: xi măng, gạch, sứ kỹ thuật, sứ dân dụng, đá xẻ ốp lát, đá mỹ thuật và các loại vật liệu xây dựng khác.
Yên Bái không chỉ nằm ở cửa ngõ vùng Tây Bắc Việt Nam, trên trục hành lang kinh tế trọng điểm Côn Minh - Lào Cai - Hà Nội - Hải Phòng, Yên Bái còn là địa phương giữ vị trí trung tâm kết nối giao thông của các tỉnh miền núi phía Bắc. Yên Bái có khí hậu nhiệt đới ôn hòa; tài nguyên thiên nhiên phong phú, đa dạng; môi trường sinh thái trong lành, cảnh quan thiên nhiên trùng điệp, sơn thủy hữu tình. Bên cạnh đó, Yên Bái còn có nguồn nhân lực dồi dào, chất lượng cao; con người Yên Bái cần cù, chịu khó và mến khách. Đặc biệt, tỉnh Yên Bái có nhiều nét văn hóa riêng đậm đà bản sắc dân tộc…đã tạo nên hình ảnh một Yên Bái giàu tiềm năng, thế mạnh, miền đất mới hứa hẹn nhiều cơ hội cho các hoạt động đầu tư phát triển.
Tuyến đường cao tốc Nội Bài - Lào Cai hoàn thành đưa vào khai thác, sử dụng, đã tạo điều kiện cho Yên Bái rút ngắn khoảng cách tới các vùng kinh tế trọng điểm như Thủ đô Hà Nội xuống còn dưới 120 km; cửa khẩu Lào Cai xuống còn dưới 130 km; cảng Hải Phòng xuống còn dưới 190 km, đồng thời giúp cho việc giao lưu hàng hóa từ Yên Bái đến các vùng kinh tế phụ cận như Hà Giang, Tuyên Quang, Phú Thọ, Vĩnh Phúc, Sơn Tây, Hòa Bình… trở nên thuận tiện. Những yếu tố trên đã tạo điều kiện cho Yên Bái mở rộng quan hệ hợp tác, giao lưu phát triển kinh tế với các tỉnh, thành phố trong nước và quốc tế.
Với vị trí địa lý thuận lợi, tài nguyên thiên nhiên phong phú, nguồn nhân lực dồi dào, chính sách thu hút đầu tư cởi mở, hấp dẫn…, là điều kiện quan trọng để Yên Bái chào đón các nhà đầu tư đến với Yên Bái để cùng hợp tác và cùng phát triển.
Yên Bái là một tỉnh miền núi, có phong cảnh thiên nhiên đa dạng, môi trường sinh thái trong lành với nhiều danh lam thắng cảnh nổi tiếng là tiềm năng cho việc đầu tư xây dựng các điểm du lịch sinh thái, nghiên cứu khoa học.
Khu du lịch danh thắng hồ Thác Bà có diện tích trên 19.000 ha, với trên 1.300 hòn đảo lớn, nhỏ được bao bọc bởi dãy núi hùng vĩ và nhiều hang động kỳ thú như: động Thuỷ Tiên, động Xuân Long, hang Bạch Xà, núi Cao Biền, núi Chàng Rể và được gọi là “Vịnh Hạ Long trên núi”. Nơi đây có tiềm năng phát triển các loại hình du lịch sinh thái với quy mô lớn.
Khu vực miền tây (huyện Văn Chấn và thị xã Nghĩa Lộ) có cánh đồng Mường Lò - vựa lúa lớn thứ hai vùng Tây Bắc. Các danh lam thắng cảnh và điểm du lịch độc đáo như Suối Giàng nằm trên độ cao gần 1.400m - nơi có chè San Tuyết cổ thụ hàng trăm năm tuổi, suối nước nóng Bản Bon - nguồn nước nóng thiên nhiên với độ nóng 35c - 45c; Vùng ruộng bậc thang Mù Cang Chải với 2.300 ha đã được xếp trong danh mục khu di tích - danh thắng cấp Quốc gia và được báo chí Mỹ ca ngợi là có vẻ đẹp ngoạn mục, tinh tế nhất trên thế giới; khu bảo tồn thiên nhiên Nà Hẩu huyện Văn Yên; hồ Đầm Vân Hội thuộc huyện Trấn Yên; khu bảo tồn loài và sinh cảnh xã Chế Tạo, huyện Mù Cang Chải... rất thích hợp với việc phát triển các khu nghỉ sinh thái, hệ thống các nhà nghỉ đơn lập kiến trúc vùng cao, các khu sinh cảnh...
Bên cạnh đó, Yên Bái còn có nhiều di tích văn hóa, lịch sử lâu đời phục vụ cho du lịch văn hóa - tâm linh, như Đền Đông Cuông, Đền Nhược Sơn, Khu chùa - Đền Hắc Y - Đại Cại, Đền Thác Bà, Động Hương Thảo, Chùa Ngọc Am... cùng với văn hóa ẩm thực của các dân tộc và kho tàng văn hóa phi vật thể phong phú như múa xòe, múa khèn, hát giao duyên... là yếu tố thu hút khách du lịch trong nước ngoài nước.