Hình thức đào tạo: Chính quy - 4.0 năm
Hình thức đào tạo: Chính quy - 4.0 năm
Tại Trường Đại học Y Hà Nội sinh viên của ngành Kỹ thuật xét nghiệm y học (Mã ngành: 7720601) sẽ được trang bị các kiến thức và kỹ năng về chuyên môn thực hiện, giám sát, kiểm tra các quy chế vô khuẩn, phân tích các mẫu bệnh phẩm, quy định về sử dụng hóa chất, sinh phẩm chuyên dụng và an toàn sinh học trong phòng thí nghiệm, nhằm cung cấp kết quả xét nghiệm nhanh, chuẩn xác nhất phục vụ cho công tác chẩn đoán bệnh của bác sĩ. Ngoài ra, sinh viên còn được trau dồi kiến thức, kỹ năng, rèn luyện năng lực thực hành, khả năng làm việc độc lập, sáng tạo; Tự nghiên cứu, tự nâng cao trình độ, nghiên cứu khoa học; Có các phẩm chất đạo đức nghề nghiệp, yêu cầu tính chính xác, cẩn thận trong công việc, có trách nhiệm cao, … để có thể đáp ứng những tiêu chuẩn và yêu cầu của thị trường việc làm. Sinh viên ngành Kỹ thuật Xét nghiệm Y học sau khi tốt nghiệp sẽ được cấp bằng Cử nhân và có thể đảm nhận công việc tại các vị trí như: Nhân viên xét nghiệm tại các cơ sở khám chữa bệnh, nghiên cứu viên tại các cơ sở nghiên cứu, chuyên viên trong các công ty thiết bị y tế trong và ngoài nước, giảng viên tại các trường đại học, cao đẳng, trung tâm đào tạo y khoa hoặc có cơ hội học tập và làm việc ở nước ngoài.
Đại học Y Harvard là một trong những trường đào tạo ngành Y hàng đầu trên thế giới với lịch sử lâu đời. Đây cũng được xem là một nơi lý tưởng để học tập và nghiên cứu. Nếu bạn đang quan tâm đến chuyên ngành y tế và có mong muốn du học Mỹ, hãy theo dõi bài viết sau đây.
Đại học Y Harvard (Harvard Medical School/ HMS) vang danh là một biểu tượng giáo dục Y khoa chất lượng cao, xứng tầm quốc tế. Rất nhiều sinh viên đều ấp ủ ước mơ được đặt chân tới nơi đây.
HMS trực thuộc Đại học Harvard nằm tại Boston, Massachusetts, Hoa Kỳ. Trường có nhiều chương trình đào tạo đa dạng, chất lượng giáo dục đứng thứ 1 thế giới trong lĩnh vực Y khoa (Theo QS World University Rankings by Subject 2022).
Trường Y Harvard có nhiều giảng viên giỏi, đã từng đạt được nhiều thành tựu lớn trong ngành. Nhiều nhà khoa học tại trường đã đóng góp quan trọng cho các lĩnh vực như di truyền học, sinh học phân tử, tế bào học,…
HMS có mối quan hệ hợp tác mật thiết với nhiều bệnh viện trong khu vực Boston. Cho phép sinh viên và giảng viên có thể áp dụng lý thuyết vào thực tế.
Ngoài ra, trường còn có những trung tâm nghiên cứu và viện nghiên cứu nổi tiếng như: Bệnh viện Tổng hợp Massachusetts, Viện nghiên cứu Dịch tễ học Harvard và Trung tâm Chuyển gen Harvard.
- Dựa trên điểm thi tốt nghiệp THPT năm 2023.
- Điểm chuẩn trung bình năm 2023: 24.85 điểm.
Thực hiện xét tuyển thẳng và ưu tiên xét tuyển các đối tượng thí sinh sau:
- Thí sinh đạt giải (Vàng, Bạc, Đồng) hoặc được triệu tập tham dự kỳ thi chọn đội tuyển quốc gia dự thi Olympic quốc tế môn: Toán, Hóa học, Sinh học, Vật lý, Tin học.
- Thí sinh đạt giải ba trở lên trong kỳ thi chọn HSGQG môn: Toán, Hóa học, Sinh học, Vật lý, Tin học, Tiếng Anh.
- Thí sinh tham dự cuộc thi Khoa học kỹ thuật cấp quốc gia, quốc tế do Bộ GDĐT tổ chức hoặc cử tham gia.
Thực tế, tỷ lệ chấp thuận vào trường Y Harvard là rất thấp, chỉ khoảng 3,5%. Dự kiến chỉ có khoảng 164 sinh viên được trúng tuyển, trên tổng số 851 người được phỏng vấn và 8000 hồ sơ xét tuyển.
Yêu cầu cơ bản mà các bạn học sinh cần đáp ứng là:
Tuy nhiên, trường Y Harvard không chỉ dựa trên số liệu điểm số, mà còn đánh giá nhiều khía cạnh liên quan đến năng lực của sinh viên. Bao gồm kinh nghiệm làm việc trong lĩnh vực y tế, hoạt động tình nguyện, nghiên cứu và các đóng góp cho cộng đồng.
Những thông tin trên đây đã giúp bạn hiểu rõ hơn về Đại học Y Harvard. Hy vọng bạn sẽ có kế hoạch du học Mỹ hoàn hảo, sớm ngày đặt chân tới ngôi trường chất lượng tốt.
Trường Đại học Tôn Đức Thắng (TDTU) dự kiến xét tuyển học bạ từ ngày 1/4 với học sinh các trường có hợp tác, học sinh các trường còn lại nộp hồ sơ từ 20/5.
Đại học Tôn Đức Thắng ngày 15/2 cho biết năm 2024 dự kiến tuyển khoảng 6.500 sinh viên, giảm 130 so với năm ngoái. Thông tin chi tiết sẽ được trường công bố sau.
Trường vẫn sử dụng 5 phương thức tuyển sinh, gồm: Xét tuyển học bạ; xét điểm thi tốt nghiệp THPT; ưu tiên xét tuyển theo quy định của trường; xét điểm thi đánh giá năng lực của Đại học Quốc gia TP HCM và xét tuyển thẳng, ưu tiên xét tuyển theo quy chế của Bộ Giáo dục và Đào tạo.
Với phương thức xét học bạ THPT, thí sinh thuộc những trường có hợp tác với Đại học Tôn Đức Thắng dùng kết quả 5 học kỳ (trừ học kỳ II lớp 12), thời gian nộp hồ sơ từ ngày 1/4. Học sinh những trường còn lại phải dùng kết quả của cả 6 học kỳ, đăng ký xét tuyển từ 20/5.
Danh sách ngành, chương trình đào tạo năm 2024 của Đại học Tôn Đức Thắng
Theo quy định của trường, có 2 nhóm được xét tuyển thẳng: Thí sinh có thư giới thiệu của ban giám hiệu trường THPT có ký kết hợp tác và học sinh trường Quốc tế Việt Nam - Phần Lan.
Những thí sinh có chứng chỉ IELTS; tốt nghiệp THPT tại nước ngoài, học chương trình quốc tế tại các trường quốc tế ở Việt Nam; có chứng chỉ SAT, A-Level, IB, ACT được ưu tiên xét tuyển vào chương trình đại học bằng tiếng Anh và liên kết đào tạo quốc tế.
Với phương thức xét điểm thi tốt nghiệp và xét điểm thi đánh giá năng lực của Đại học Quốc gia TP HCM, trường các phương thức còn lại, trường sẽ thông báo cụ thể sau.
Trường Đại học Tôn Đức Thắng. Ảnh: Mạnh Tùng
Với thang điểm 40, điểm chuẩn năm 2023 xét theo kết quả thi tốt nghiệp THPT của trường Đại học Tôn Đức Thắng dao động 22-34,6, cao nhất là ngành Kinh doanh quốc tế.
Ở phương thức xét học bạ, điểm chuẩn dao động 26-37,5/40 điểm với ba môn, trong đó một môn nhân hệ số hai, cộng với điểm ưu tiên, điểm thành tích học tập, làm tròn đến hai chữ số thập phân. Ba ngành lấy điểm chuẩn cao nhất là Kinh doanh quốc tế (37,5), Kỹ thuật phần mềm và Khoa học Máy tính (37,25)
Theo trang web chính thức của trường Y Harvard, học phí cho khóa học Y khoa tại trường năm học 2022-2023 là 67,610 USD cho năm học đầu tiên.
Tuy nhiên, đây chỉ là học phí cơ bản, chưa tính các khoản chi phí phụ khác như chi phí sinh hoạt, chi phí sách vở, đi lại, ăn uống, bảo hiểm,…
Ngoài ra, các khoản chi phí trên có thể thay đổi mỗi năm nên bạn cần phải cân nhắc kỹ lưỡng trước khi quyết định đăng ký ứng tuyển.
Hằng năm, trường cũng cung cấp nhiều chương trình học bổng và hỗ trợ tài chính cho sinh viên. Số tiền trợ cấp trung bình vào khoảng 59,502 USD (năm 2022).
Trường Đại học Y Harvard đào tạo chuyên ngành Y khoa, bao gồm 2 chương trình cơ bản:
Ngoài ra, trường Y Harvard còn có các chương trình liên kết đào tạo song ngành, chẳng hạn như:
Đại học Y Harvard được thành lập vào năm 1782 tại Boston, Massachusetts. Trong những năm đầu, trường chỉ có 3 giảng viên và một số học sinh. Chương trình đào tạo chủ yếu tập trung vào phương pháp học thực hành tại các bệnh viện.
Năm 1846, trường đã thành lập Hội Y khoa Massachusetts (Massachusetts Medical Society), là một trong những tổ chức y khoa đầu tiên tại Hoa Kỳ.
Giai đoạn năm 1860 trở đi, Charles Eliot – Vị hiệu trưởng thứ 21 của Harvard đã cho phát triển và mở rộng các chương trình đào tạo y khoa. Đồng thời tập trung vào nghiên cứu khoa học để đóng góp cho sự tiến bộ y tế toàn cầu.
Đặc biệt trong thập niên 1940 và 1950, trường đã thực hiện các nghiên cứu quan trọng về vi khuẩn, kháng sinh. Điều đó đã giúp cho y học có bước phát triển vượt trội, nâng cao khả năng chống lại các bệnh truyền nhiễm.
Năm 1977, trường đã thành lập Trung tâm Y tế Harvard (Harvard Medical Center). Kết hợp các bệnh viện và trung tâm y tế hàng đầu trong khu vực Boston, tạo nên một mạng lưới giáo dục – nghiên cứu chất lượng top đầu tại Hoa Kỳ.